Lời tâm sự nhói lòng của bác sĩ vật lộn với 'thần chết' tại tâm dịch Vũ Hán

Trong cuộc chiến khốc liệt với dịch viêm đường hô hấp cấp, không chỉ bác sĩ mới chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân, mà họ cũng phải chuẩn bị tâm lý của một người nhiễm bệnh.
Câu chuyện của Hu Sheng là một trong vô vàn những trường hợp như vậy. Anh vốn là bác sĩ của chuyên khoa Hô hấp, lần đầu tiếp xúc với dịch bệnh ngày 8/1. Anh được Bệnh viện Nhân dân số 3 tỉnh Hồ Bắc cử tới hỗ trợ đồng nghiệp, ở khoa ngoại trú khám chữa các trường hợp đột ngột sốt cao và viêm phổi.
 
 
Nơi này cách chợ buôn bán hải sản Nam Trung Quốc chỉ 7 km, địa điểm phát hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên từ tháng 12/2019. Do số lượng bệnh nhân tăng vọt, các bác sĩ ở khoa ngoại trú phải trực 24 tiếng liên tục và khám chữa cho hơn 100 bệnh nhân/ngày. Theo anh Hu, ước tính trong số các bệnh nhân tới thăm khám, phải có đến 60% bị viêm phổi.
 
Lời tâm sự nhói lòng của bác sĩ vật lộn với 'thần chết' tại tâm dịch Vũ Hán
Đồng nghiệp tự an ủi nhau, trước nỗi lo về dịch nCoV (Ảnh: TTXVN)
 
Trong quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân, Hu Sheng mang đầy đủ đồ bảo hộ và luôn luôn đeo khẩu trang. Thế nhưng, sau hai tuần làm việc, anh bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và ho. Lúc đầu, vikj bác sĩ này chủ quan, nghĩ rằng mình làm việc quá sức nên vẫn chưa đi chụp CT. Hu cho biết:  "Tôi có một đứa con ba tuổi và bố mẹ già yếu. Tôi phải hết sức thận trọng".
 
Trớ trêu thay, nỗi lo của Hu đã trở thành sự thật, anh nghẹn ngào: "Tôi cố gắng lý giải tại sao mình lại nhiễm bệnh. Có lẽ là do tôi không đeo găng tay bảo vệ".
 
Cho đến cuối tháng 1, đã có thêm nhiều bác sĩ có kết quả dương tính vớii nCoV. Trước tình cảnh này, các bệnh viện ở Vũ Hán tăng cường các biện pháp bảo vệ. Nhân viên, đội ngũ y tế phải mặc đồ bảo hộ toàn thân, gồm quần áo, khẩu trang và kính.
 
Tuy vậy, nhưng đối với nữ bác sĩ trẻ như Ye Liwen, nỗi lo sợ nhiễm bệnh từ bệnh nhân vẫn đè nặng. Cô cũng là một bác sĩ được cử đến Bệnh viện Nhân dân số 3 vào ngày 4/1. Cô vừa mới khoác lên mình màu áo blouse được 6 tháng. Sợ bố mẹ lo lắng, cô không dám cho họ biết mình đang ở tâm dịch. 
 
Ban đầu, nữ bác sĩ cũng xuất hiện triệu chứng đau ngực. Lo lắng, Ye Liwen vội đi kiểm tra CT và may mắn, cô hoàn toàn dương tính. Ye Liwen, giãi bày nỗi lòng: "Cơn đau có lẽ đến từ lo lắng", Ye giãi bày. "Ai có thể không căng thẳng khi làm việc trong môi trường như thế, tiếp nhận quả nhiều bệnh nhân sốt cao và chứng kiến đồng nghiệp gục ngã".
 
Vậy mà, những đồng nghiệp của cô, trong đó có hai bác sĩ khác và nhiều y tá không may lây nhiễm bệnh. Cũng do đó mà lượng nhân sự ngày càng xáo trộn. Không chỉ lo lắng cho bản thân, các bác sĩ còn lo lắng cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Cường độ làm việc nhiều, thường xuyên tiếp xúc với người bệnh khiến họ lo sợ, mình sẽ vô tình mang bệnh truyền nhiễm về nhà cho người thân. 
 
Để đảm bảo an toàn, bác sĩ Hu đã chuyển đến nơi khác, cách ly với gia đình. Trong lúc đó, vợ anh cũng là bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân sốt mỗi ngày, vẫn ở cùng con. "Tôi dặn đi dặn lại cô ấy phải cẩn thận nhưng vẫn không yên tâm", Hu thừa nhận.
 
Việc chẩn đoán nCoV vẫn là thách thức ở Vũ Hán. Đã có nhiều bệnh nhân phàn nàn, các bộ dụng cụ xét nghiệm không đủ dùng. Zhang Xiaochun, bác sĩ hô hấp ở Bệnh viện Trung Nam thì khuyên người dân nên chụp CT.
 
"Nhiều bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng rõ ràng lúc mới nhiễm virus. Kết quả chẩn đoán của họ vì thế là âm tính", Zhang nói.
 
Ngoài ra, bác sĩ Zhang cũng lo ngại với các bệnh nhân chỉ có triệu chứng nhẹ, được tự theo dõi tại nhà sẽ trầm trọng hóa dịch viêm phổi. Nhiều khả năng, những đối tượng này dễ lây bệnh cho gia đình và cả các nhân viên y tế khi họ tới bệnh viện khám hoặc lấy thuốc.
 
"Bệnh nhân cần được cách ly ở trường học và khách sạn ngay lập tức nếu kết quả CT cho thấy họ bị nhiễm trùng phổi. Chúng ta cũng cần đội ngũ tình nguyện viên để đưa thuốc cho bệnh nhân", Zhang nói thêm.
 
Lời tâm sự nhói lòng của bác sĩ vật lộn với 'thần chết' tại tâm dịch Vũ Hán
Các bác sĩ luôn tìm cánh để bảo vệ mình trước nguy cơ nhiễm bệnh
 
Bệnh viên càng ngày càng quá tải, nỗi lo sợ dịch bệnh đang ngày càng lan tỏa khắp thành phố. Mặc dù bệnh viện cho phép các bác sĩ nhiễm virus trở lại làm việc khi đã hồi phục hoàn toàn, nhưng anh Hu lại nóng lòng quay lại sớm nhất, bởi anh biết, đơn vị đang rất cần những bác sĩ như mình.
 
Qúa tải bệnh nhân, cơ sở này đã tăng số giường trong khu nội trú lên gấp bốn lần và đóng cửa một số khoa nhỏ hơn để tập trung nhân lực điều trị bệnh nhân viêm phổi. 
 
Đến ngày 3/2 vừa qua, anh Hu đi chụp CT trở lại và đã vui mừng khi được thông báo âm tính.. "Tôi sẽ cần kiểm tra thêm. Nếu hai kết quả riêng biệt trong ba ngày đều là âm tính, tôi sẽ được coi là khỏi bệnh và có thể làm việc trở lại", Hu cho biết. "Tôi cũng tập thể dục mỗi ngày để chuẩn bị sẵn sàng".
 
Ngay cả cô Ye, lúc này cũng cảm thấy có niềm tin hơn khi chứng kiến sự khỏe mạnh trở lại của các dồng nghiệp. Cùng với Ye, anh Hu bày tỏ niềm hi vọng số lượng bệnh nhân sẽ khỏe mạnh trở lại và tăng mạnh trong những tuần tới.