Lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn cá chép
Nói về quan niệm khi mang thai ăn đủ 7 hoặc 9 con cá chép để sinh con thông minh, TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho hay, chưa có bất cứ một bằng chứng khoa học nào chứng mình việc ăn đủ 7 hay 9 con cá chép sẽ giúp trẻ thông minh.
Dù vậy, chuyên gia này vẫn khẳng định cá chép rất bổ dưỡng, cực kỳ có lợi cho bà bầu và thai nhi.

Cá chép rất giàu protein, lipid, photpho, isoleucine, lysine, các loại vitamin như vitamin A, B1, B3, B5, B6, B9, B12, E, K, H, PP, cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác như tryptophan, threonine, valine, histidine, leucine, selen, sắt, kẽm, magiê, kali và đồng. Ưu điểm của cá chép là có hàm lượng protein cao trong khi chất béo bão hoà thấp.
Bà bầu ăn cá chép được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Ăn cá chép có khả năng chống viêm, tăng cường chức năng của tim và hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ đồng thời làm chậm quá trình lão hóa.
Đặc biệt, trong Đông y cá chép là một phương thuốc có tác dụng an thai cực tốt. Thực tế các thành phần chất béo, arginine, glycine, các loại proteincủa các chép rất tốt cho thai nhi. Do đó, bà bầu thể trạng yếu, có dấu hiệu động thai hãy ăn cá chép để bồi bổ cho cả mẹ và con.
Mẹ bầu ăn cá chép thai nhi cũng được hưởng vô vàn lợi ích như: cung cấp protein lành mạnh, hỗ trợ tối đa phát triển trí não thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
TS.BS Trương Hồng Sơn cho rằng quan niệm ăn cá chép để sinh con thông minh có thể xuất phát từ thành phần axit béo omega-3 cùng với lutein, kẽm và selen rất tốt cho trí não thai nhi.
Mang thai tháng thứ 3 được ăn cá chép không?
Nhiều chị em thắc mắc có bầu mấy tháng thì ăn cá chép là tốt nhất. Các cụ xưa dạy rằng bà bầu nên ăn cháo cá chép trong 3 tháng đầu thai kỳ để cả mẹ và bé hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn đầu này, thai nhi cần bổ sung protein chất lượng cao để tăng cường sự phân chia tế bào, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi phát triển trí não vượt trội, rất cần bổ sung axit béo omega-3, lutein, kẽm và selen để ngăn ngừa các dị tật về hệ thần kinh.

Bà bầu nên ăn cá chép như cháo cá vào buổi sáng. Món cháo ở thể lỏng lại ấm nóng thích hợp để ăn vào buổi sáng nhưng nhớ đi đó không để bụng quá đói.
Bà bầu ăn cá chép cần lưu ý gì?
Không ăn cá chép khi đói vì có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric gây tổn thương ở các mô, khớp đặc biệt với người bệnh gout.
Bà bầu tuyệt đối không ăn sống, tái, chưa chín kỹ vì nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, giun sán gây các bệnh về tiêu hóa, thậm chí lâu dài có thể dẫn đến ung thư gan.
Không ăn mật cá chép vì trong mật chứa chất độc tetrodotoxin tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ngoài ra, mật cá chép có chứa trên 90% chất Cyprinol sulfat và các axit có thể gây rối loạn tiêu hóa cấp như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thậm chí gây tử vong với tỉ lệ cao do suy thận, gan cấp… Trong quá trình sơ chế nếu có làm vỡ mật cá cũng nhớ rửa sạch và nấu chín kỹ.

Bà bầu đang bị ho không nên ăn cá chép vì có thể gây dị ứng, làm giảm tác dụng của thuốc khiến ho kéo dài hơn.
Các chép rất bổ dưỡng, mỗi tuần thai phụ có thể ăn 1 - 2 bữa cá chép. Chị em nên thay đổi cách nấu để tránh nhàm chán khi ăn hoặc kết hợp ăn với các loại thịt và rau khác để bổ sung thêm dinh dưỡng trong thai kỳ.
Một số món ngon từ cá chép dành cho bà bầu
Bà bầu đang nghén sợ mùi tanh có thể xào thịt cá gỡ xương với hành khô cho săn lại rồi thêm chút gia vị sau đó mới ăn kèm với cháo.
Cháo cá chép đậu xanh: Cá chép chứa nhiều dưỡng chất kết hợp với đậu xanh vừa có tác dụng an thai, lại lợi tiểu, chữa ho, ốm nghén, mẩn ngứa cho bà bầu.
Cá chép nấu canh chua: Phi hành tỏi vào xào với cà chua nên nếm gia vị rồi cho nước vào đun sôi. Cá chép làm sạch cắt khúc, rửa lại với gừng cho bớt mùi tanh đem rán sơ. Khi nồi canh sôi thả cá vào đu nhỏ lửa rồi thêm chút dưa chua đun tiếp. Sau cùng mới cho hành ngò vào đảo và tắt bếp.