Rau răm được sử dụng làm tăng hương vị cho nhiều món ăn, có tác dụng như một vị thuốc nhưng lại được coi lại đại kỵ với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Vậy mang thai tháng thứ 9 có được ăn rau răm không.
Rau răm có tên gọi khác là thủy liễu, tên khoa học là Polygonaceae với khoảng 43-53 chi và trên 1.100 loài cây thân thảo, cây bụi và cây thân gỗ nhỏ. Người Việt sử dụng rau răm như một loại rau gia vị phổ biến không thể thiếu trong nhiều món như bún thang, gỏi gà xé phay, gà bóp, ăn kèm trứng vịt lộn.
Tác dụng chữa bệnh của rau răm
Theo lương y Bùi Hồng Minh, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Đông y coi rau răm như một vị thuốc. Khi ăn sống, rau răm làm ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm rất hiệu quả chữa nhiều bệnh vặt như đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Ăn rau răm giúp sáng mắt, ích trí, bổ gân cốt, chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.
Để chữa đầy hơi, trướng bụng, tiêu hóa kém: Giã nhỏ một nắm rau răm vắt lấy nước uống. Dùng phần bã xoa vào bụng, tập trung vào vùng rốn sẽ làm cơn đau dịu đi.
Trị cảm cúm bằng cách lấy một nắm rau răm với 3 lát gừng sống giã nhỏ vắt lấy nước uống. Cách thứ hai dùng một lượng vừa đủ rau răm, tía tô, kinh giới, xương bồ xuyên khung bạch chỉ kiện mỗi thứ 10g sắc uống.
Kinh nghiệm dân gian chữa rắn cắn bằng rau răm là giã nhỏ một nắm vắt lấy nước uống. Phần bã đắp vào vết cắn rồi băng lại.
Lấy rau răm giã nhỏ đắp trực tiếp vào vết thương hở chữa nước ăn chân hoặc sát trùng vết thương.
Tuy nhiều công dụng là vậy nhưng rau răm bị cấm kỵ dùng cho bà bầu, đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu.
Mang thai tháng thứ 9 có được ăn rau răm không?
Rau răm có thể gây mất máu nên kinh nghiệm dân gian dùng rau răm để gây sảy thai. Trong trường hợp chậm kinh từ 5-9 ngày, ăn rau răm gây xuất huyết hiệu quả từ 60-80%.
Phụ nữ nếu ăn quá nhiều rau răm có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt không đều. Nếu đang có ý định thụ thai mà ăn nhiều rau răm, có thể làm sai lệch ngày rụng trứng, xác suất thụ thai thấp.
Ăn rau răm có thể gây co bóp tử cung nên cấm kỵ với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng khi ăn trứng vịt lộn, cháo trai cũng không ăn kèm rau răm.
Vậy mang thai tháng thứ 9 có được ăn rau răm không? Thông thường, loại rau răm thân tím đỏ có vị cay nồng, thơm hơn nên các dược tính cũng mạnh hơn. Còn rau răm thân trắng kém mùi vị, tác dụng cũng không hiệu quả bằng, bà bầu có thể ăn được.
Tuy nhiên, hiện chưa có cơ sở khoa học nào chắc chắn về nguy cơ đối với phụ nữ mang thai khi ăn rau răm. Các tốt nhất là phụ nữ mang thai nên tuyệt đối kiêng rau răm trong 3 tháng đầu. Từ giai đoạn tam nguyệt cá thứ hai trở đi, thai nhi đã làm tổ cố định trong buồng tử cung, bà bầu có thể ăn rau răm nhưng nên hạn chế tối đa. Bà bầu chỉ ăn vài ngọn rau răm với món trứng vịt lộn thì không ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng tuyệt đối không dùng rau răm giã uống hay sắc làm thuốc uống thì rất nguy hiểm.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/17/ba-bau-an-rau-ram-co-the-gay-say-thai_17022020141103.mp4[/presscloud]
Bà bầu ăn rau răm có thể gây sảy thai
Hà Ly (t/h)