Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ
Chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác làm tăng huyết áp thai kỳ tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới huyết áp của mẹ bầu. Bà bầu bị thừa cân, béo phì tăng cholesterol bao giờ cũng kéo theo cao huyết áp. Người ít vận động, chế độ ăn nhiều muối hay căng thẳng về tâm lý cũng dẫn tới sự bất ổn huyết áp.
Đặc biệt phụ nữ mang thai trên 35 tuổi, bà bầu thiếu máu, mang đa thai hoặc quá nhiều nước ối... có nguy cơ rát cao bị tăng huyết áp.
Người có sẵn bệnh lý thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường... làm tăng nguy cơ cao huyết áp khi mang thai.
Triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ
Không cần sử dụng máy đo huyết áp, bà bầu có thể nhận biết nguy cơ bản thân bị cao huyết áp qua một số dấu hiệu. Các dấu hiệu bà bầu bị cao huyết áp thường xuất hiện từ tuần thai thứ 20-24, chị em cần hết sức lưu ý.
Hiện tượng phù nề
Dấu hiệu sớm nhất cảnh báo tăng huyết áp ở bà bầu là hiện tượng phù. Bà bầu có thể bị phù toàn thân, phù chân, phù mềm ấn lõm và nằm nghỉ cũng không hết.
Phù kèm theo tăng cân nhanh dù sức ăn không thay đổi có thể là hiện tượng bất thường do thai nhi chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn. Khi đó, bà bầu thường bị phù ở chân, mắt cá chân, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao thì hết phù.
Bà bầu huyết áp bao nhiêu là cao
Bà bầu cao huyết áp được xếp vào nhóm thai kỳ có nguy cơ cao cần chăm sóc đặc biệt. Nếu không thể xác định được có bị tăng huyết áp trước khi mang thai hay không thì huyết áp tối đa > = 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu >= 90mmHg được coi là tăng huyết áp.
Trường hợp đã xác định được huyết áp trước đó. Nếu sau khi biết có thai, huyết áp tối đa tăng >= 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng > = 15 mmHg so với huyết áp trước khi mang thai thì được coi là tăng huyết áp.
Nồng độ đạm trong nước tiểu
Huyết áp tâm trương từ 90-110mmHg kèm theo đạm trong nước tiểu 0,3g/l đã được xác định là tiền sản giật nhẹ. Nếu huyết áp tâm trương >= 110mmHg và lượng đạm trong nước tiểu 1g/l, mẹ bầu có biểu hiện nhức đầu, hoa mắt, đau vùng thượng vị đã được coi là tiền sản giật nặng. Các biểu hiện nay khá mơ hồ nên nhiều bà bầu chủ quan. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ chuyển thành sản giật đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi. Ngay cả khi bà bầu bị tăng huyết áp đơn thuần, chưa kèm biểu hiện tiền sản giật cũng cần can thiệp kịp thời để ổn định huyết áp.
Mẹo phòng ngừa tăng huyết áp cho bà bầu
Ngay từ trước khi mang thai hoặc trước tuần thai thứ 20, chị em hoàn toàn có thể dự phòng nguy cơ tăng huyết áp. Tham khảo một số mẹo phòng ngừa tăng huyết áp cho bà bầu vô cùng đơn giản sau đây.
Không ăn quá mặn
Nhiều người có thói quen ăn mặn, ăn nhiều muốn mà không biết tác hại khôn lường của nó. Đặc biệt với bà bầu việc ăn quá nhiều muối rất có hại cho thai nhi, đặc biệt là gây tăng huyết áp. Khuyến cáo bà bầu chỉ nên ăn 4g muối/ngày, với bà bầu đang bị cao huyết áp không ăn quá 3g muối/ngày.
Uống nước hoa quả
Uống nhiều nước nói chung và nước hoa quả nói riêng mang lại nhiều lợi ích, trong đó có việc ổn định huyết áp cho phụ nữ mang thai. Một số loại nước ép trái cây có tác dụng ổn định huyết áp như dưa hấu, cà chua, hay uống nước dừa. Hoặc bà bàu có chọn nước ép rau không muối và đường.
Bổ sung thực phẩm omega-3
Axit béo omega-3 không chỉ có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não thai nhi mà còn ổn định huyết áp cho người mẹ. Một số thực phẩm giàu axit béo omega-3 tốt cho mẹ bầu như: dầu gan cá tuyết, quả óc chó, cá mòi, đậu phụ...
Ăn cacao
Quả cacao một nguồn dưỡng chất bổ sung tự nhiên tốt nhất có tác dụng hạ huyết áp. Trong cacao chứa các flavanoid giúp kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric, tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể, thuận lợi để điều chỉnh huyết áp.
Sử dụng thảo dược
Có một số loại thảo dược có tác dụng không kém các thuốc ổn định huyết áp. Ví dụ như tỏi, bà bầu ăn tỏi vừa tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh, chống viêm nhiễm. Người bị cao huyết áp thường bị co thắt động mạch và nhịp tim nhanh hơn người bình thường. Trong khi đó, tỏi có tác dụng giảm co thắt động mạch, thay đổi và làm chậm nhịp tim, từ đó hạ huyết áp.
Đi bộ
Bà bầu đi bộ như một hình thức vận động nhẹ nhàng giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, bà bầu bị huyết áp cao nên đi bộ kết hợp hít thở sâu và suy nghĩ tích cực giúp điều hòa nhịp tim, ổn định lưu thông máu từ đó kiểm soát huyết áp.
Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng
Khi mang thai tâm trạng của người mẹ ảnh hưởng nhiều tới thai nhi và sức khỏe của chính bà mẹ. Tâm trạng tiêu cực, hay cáu gắt, stress... có thể làm tăng huyết áp, khiến tình trạng huyết áp cao trầm trọng hơn. Do đó, những bà bầu nóng tính nên học cách suy nghĩ lạc quan, vui vẻ tiếp nhận mọi thứ xung quanh, tránh xa căng thẳng... góp phần điều hòa huyết áp.