Người bệnh tiểu đường kiêng bánh chưng nhưng ăn nhiều miến, liệu có ổn định đường huyết?

Dịp Tết, nhiều người bệnh tiểu đường sợ bánh chưng, kiêng cơm nên chuyển sang ăn nhiều miến vì cho rằng miến ít năng lượng, không làm tăng đường huyết. Thực tế đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Người bệnh tiểu đường luôn phải đối mặt với nỗi ám ảnh ăn uống kiêng khem quan năm ngày tháng, đặc biệt trong dịp Tết. Nhiều người bệnh lo sợ bánh chưng hay cơm tẻ nhiều năng lượng, làm tăng đường huyết nên chuyển sang ăn miến.
 
Miến là loại thực phẩm quen thuộc với mâm cơm gia đình Việt. Miến được dùng để nấu canh, để làm nhân nem hay để xào rất ngon và đưa miệng. Tuy nhiên, thực tế càng ăn nhiều miến thì đường huyết càng tăng.
 
Người bệnh tiểu đường có nên ăn miến?
Người tiểu đường không nên ăn miến
 
Theo Thầy thuốc Ưu tú - Chuyên gia Dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi – Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198, miến là loại thực phẩm có nặng lượng thấp nhưng hàm lượng đường  và chỉ số đường huyết cao hơn gạo tẻ.
 
Chỉ số đường của miến là GI = 95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo tẻ là 83, cùng 100g gạo tẻ có hàm lượng đường thấp hơn miến là 76,1g. Thậm chí hàm lượng đường trong 100g miến còn cao hơn gạo nếp với 74,9g/100 gạo nếp. Sau khi ăn miến 2h có thể làm đường huyết tăng lên đạt 95%.
 
Như vậy, có thể thấy miến cung cấp nhiều tinh bột hơn cơm, xôi nếp và cả bánh chưng. Ăn miến béo hơn nhiều các loại thực phẩm khác mà nhiều người lầm tưởng. Từ sai lầm này mà không ít người bệnh tiểu đường không hiểu nguyên nhân vì sao dù đã ăn uống kiêng khem nhưng đường huyết vẫn tăng cao. Thủ phạm chính là do ăn miến.
 
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được ăn miến. Chuyên gia khuyến cáo một số cách ăn miến tốt cho sức khỏe, không làm tăng đường huyết.
 
Người bệnh tiểu đường có nên ăn miến?
 
Cụ thể, ngay trước khi ăn miến người bệnh nên ăn nhiều rau xanh. Bởi thành phần chất xơ trong rau sẽ tạo thành hàng rào bao quanh dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu đường từ miến, giúp đường huyết không tăng cao đột ngột sau khi ăn đồng thời giúp hạn chế áp lực cho quá trình tổng hợp đường của cơ thể.
 
Nên ăn miến kết hợp với các thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, rau củ quả… để tránh thiếu chất dinh dưỡng và hạ đường huyết vì không đủ năng lượng để hoạt động.
 
Người bệnh tiểu đường thực chất chỉ cần cắt giảm 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường. Thay vào đó, nên 10% khẩu phần đạm hoặc chất béo để năng lượng cung cấp cho cơ thể không thay đổi, tránh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng gây ra tụt huyết áp hay hạ đường huyết.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/10/25/com-trang-gay-benh-tieu-duong-hon-nuoc-ngot_25102019103945.mp4[/presscloud]
Thực hư cơm trắng gây bệnh tiểu đường cao hơn nước ngọt
 
 
Hà Ly (t/h)