Là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y, hà thủ ô mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết cách dùng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Theo Foxnew, Cui Fei - người đàn ông 26 tuổi ở Trung Quốc đã chết sau khi tiêu thụ một lượng lớn thảo dược hà thủ ô đỏ để chữa bệnh rụng tóc. Cui Fei chết vì suy gan sau khi dùng gần 3 kg thảo dược có tên là hà thủ ô đỏ, liều lượng thảo dược Cui dùng là vượt mức cho phép.
Thảo dược này là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền Phương Đông. Tuy nhiên, Cui dùng hà thủ ô đỏ trị rụng tóc sau 2 tháng sử dụng thì phát bệnh. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị tổn thương gan và đã qua đời sau 4 tháng chống chọi bệnh tật.
Hà thủ ô đã được sử dụng ở Trung Quốc từ lâu đời bởi khả năng trẻ hóa và làm chắc da, giúp tăng cường chức năng thận và dùng để thanh lọc máu. Theo BS. Cao Hồng Phúc (Bệnh viện Quân y), cây hà thủ ô cũng được sử dụng để chữa trị chứng mất ngủ, đen râu tóc,…và làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và giảm đau nhức cơ bắp.
Mặt cắt ngang củ hà thủ ô đỏ.
Nhìn chung hà thủ ô có rất nhiều công dụng nhưng hiện vẫn chưa có đủ nghiên cứu về loại thảo dược này. Hầu hết những thông tin đều lấy từ y học Trung Quốc nhiều năm trước. Phần lớn mọi người đều sử dụng theo những phương pháp được đăng tải trên internet, được truyền miệng qua nhiều thế hệ, vì thế không có đủ cơ sở khoa học cũng như liều lượng cần thiết nên dễ gây ra những tác dụng phụ.
Không chỉ có trường hợp của Cui Fei mà còn rất nhiều người phải nhập viện hoặc phải chịu những tác dụng phu do sử dụng hà thủ ô sai cách. Ở Việt Nam loại cây này phân bố ở rất nhiều nơi và được săn lùng như một phương thuốc ngăn cản sự tàn khốc của thời gian. Tuy nhiên người dân sử dụng chúng dựa trên những hiểu biết cá nhân mà không phải theo kiến thức y học hiện đại.
Không những vậy, người dùng thậm chí còn không phân biệt được các loại hà thủ ô và cộng dụng của nó. Không phải loại hà thủ ô nào cũng có công dụng và tính chất giống nhau. Ở Việt Nam hiện nay có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng cần biết cách phân biệt hà thủ ô đỏ và trắng nếu không muốn “tiền mất tật mang”…
Mức độ an toàn của hà thủ ô
Trong hai loại hà thủ ô thì hà thủ ô đỏ được dùng nhiều nhất bởi ngoài công dụng chữa bệnh còn giúp bồi bổ cơ thể. Tiến sỹ Ray Sahel (chuyên gia chăm sóc sức khỏe nổi tiếng tại Mỹ) cho biết: “Hà thủ ô có tiếng trong việc tăng cường năng lượng và nâng cao tuổi thọ”. Vì vậy, hà thủ ô đỏ được sử dụng nhiều trong y dược, còn hà thủ ô trắng lại được nhiều người sử dụng vì nhẫm lẫn công dụng. Nhiều người không biết cách nhận biết hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, vì thế mà tự ý mang về để làm thuốc bồi bổ sức khỏe. Dẫn đến việc sử dụng lâu dài nhưng không mang lại hiểu quả.
Theo lương y Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam), hà thủ ô đỏ có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng nếu dùng sai cách thì có thể biến thành độc dược với cơ thể. Nếu không biết cách chế biến có thể gây ngộ độc, rối loạn điện giải, tiêu chảy và thậm chí là tử vong.
Cây hà thủ ô đỏ.
Theo các dược sĩ, hà thủ ô đỏ phải chế biến kỹ thì mới có thể sử dụng được, bởi trong củ tươi có có chứa thành phần tannin. Đây là dược chất khiến hà thủ ô có vị chát, sử dụng khi chưa sơ chế sẽ gây ra những tác dụng phụ, lâu dần chất độc sẽ tích tụ lại vào trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận như trường hợp của Cui Fei ở Trung Quốc.
Cách phân biệt các loại hà thủ ô
Hà thủ ô là một loại cây dây leo, thân, quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía hoặc đỏ, bề mặt nhẵn, có vân và phần rễ phồng thành củ. Hà thủ ô thường mọc nhiều ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra, nhưng tập trung chủ yếu ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La. Hiện nay do nhu cầu sử dụng cao, hà thủ ô cũng được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và phía Nam. Đặc biệt cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Định,…do điều kiện khí hậu thuận lợi.
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa củ nâu và một số loại củ khác với hà thủ ô đỏ bởi có những đặc tính bên ngoài giống nhau.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/04/09/Cách phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ.mp4[/presscloud]
Cách phân biệt các loại hà thủ ô.
Hà thu ô đỏ thuộc họ rau răm Polygonaceae, là loại cây có tuổi thọ lâu năm, thường mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Hà thủ ô đỏ có hình dáng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, nhưng bề mặt có nhiều chỗ lồi lõm, rất chắc và cứng. Mặt cắt ngang của lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng, còn ở giữa thường là lõi gỗ cứng. Rễ cây phình to dần lên tạo thành củ. Củ hà thủ ô đỏ vừa có vị chát đăng, tính hơi ấm. Hà thủ ô đỏ đúng vị thảo dược, được Trung Quốc và Nhật Bả công nhận chính thức và chế tạo nhiều phương thuốc điều trị.
Tên khoa học của hà thủ ô trắng là Streptocaulon juventas, thuộc họ thiên lý Asclepiadaceae. Hà thủ ô trắng là họ thân dây leo nhỏ, khác với hà thủ ô đỏ, loại này có thân màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt. Trừ rễ thì các bộ phân của loại cây này đều có một lớp lông ngắn, dày, thân và chứa nhiều nhựa trắng. Củ của hà thủ ô trắng có mùi thơm nhẹ, vị đắng chát.
Củ nâu thường được sử dụng để làm giả hà thủ ô đỏ.
Tuy nhiên loại này không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ, nhưng vì phạm vi phân bố của nhiều hơn nên nhiều người hay nhầm lẫn hai loại với nhau. Loại cây này cũng được dùng để chữa cảm mạo, sốt nóng, viêm thận mạn tính, viêm ruột,…Củ nâu là loại củ được sử dụng nhiều nhất để làm giả hà thủ ô đỏ được bán trên thị tường. Phiến của của nâu có độ dày vào khoảng 1-3mm, có màu nâu tím, nâu hồng gần giống với hà thủ ô đỏ. Bên ngoài có dạng hơi sần sùi, có xơ gai nhỏ và cũng có vị chát.
Một giảng viên Đại học Y Dược TP HCM cho rằng, loại củ này cũng không hẳn là không có tác dụng, vẫn có thể sử dụng để thanh nhiệt, cầm máu, cầm tiêu chảy, sát trùng . Tuy nhiên, loại củ này dễ gây ra ngộ độc, tê lưỡi, bỏng dộp da đầu và làm hại đến tỳ, can, mật, loét bao tử, viêm phế quản. Nếu dùng với số lượng nhiều, dùng trong thời gian dài sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, xa hơn là ảnh hưởng đến gan, thận, gây nguy hiểm với sức khỏe. Vì thế loại củ này chỉ dùng đẻ nhuộm vải.
Hiện nay, hà thủ ô được bày bán tràn lan trên thị trường nhưng không có sự kiểm chứng của các tổ chức y tế hay bệnh viện. Việc dùng hà thủ ô ở Việt Nam chủ yếu là tự phát, đặc biệt là ở nông thông vì người dân thường tự đi tìm trến núi và đưa về sử dụng. Nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể dùng hà thủ ô mà cần cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc uy tín hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Dương Huyền (t/h)