Kinh nghiệm sinh nở tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bài viết chia sẻ đầy đủ cho các mẹ kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bao gồm thời gian làm việc, bảng giá khám dịch vụ và đặc biệt là chi phí sinh để giúp các mẹ chuẩn bị tâm thế tốt nhất.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố trong lĩnh vực Sản Phụ Khoa và Kế hoạch hóa gia đình. Các đơn vị và khoa phòng quan trọng đều được mở rộng bao gồm Phòng khám, Phòng đẻ, Phòng mổ, khu vực dịch vụ và nhiều khoa phòng khác.
 
Thế mạnh của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điển hình là phương tiện chẩn đoán và điều trị bao gồm các kỹ thuật mới đều được áp dụng để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh bao gồm các máy siêu âm thế hệ mới, nội soi, các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Cùng với việc phát triển các kỹ thuật mũi nhọn như phẫu thuật nội soi, sàng lọc trước sinh, hỗ trợ sinh sản…. Bệnh viện đã mở rộng các loại hình dịch vụ trong hoạt động khám chữa bệnh.
 
Thông tin liên hệ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
 
Địa chỉ:
 
Cổng chính: Số 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội.
Cổng phụ: Ngõ 80 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đi khám của bệnh nhân và cũng để bệnh nhân thuận tiện hơn khi đi khám, hiện nay Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã triển khai thêm 2 cơ sở khám chữa bệnh theo yêu cầu:
Cơ sở Cảm Hội - Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ sở Hà Đông - Số 10 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
 
Điện thoại:
 
0243 8343 181 (cấp cứu)
Hoặc 01679 15 15 15
 
Thời gian làm việc:
 
Bệnh viện làm việc từ 7h – 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6.
Thứ 7, chủ nhật: Bệnh viện có làm việc, nhưng theo hình thức dịch vụ; từ 8h – 16h.
 
Các dịch vụ tại bệnh viện:
 
Đẻ mổ theo yêu cầu.
Khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Đặt giường theo yêu cầu.
Hỗ trợ sinh sản.
 

Sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

 

Thủ tục nhập viện

 

Sát đến ngày dự sinh (tuần thứ 37-39), chị em nên đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội làm hồ sơ sinh. Bà bầu cần chuẩn bị các giấy tờ như:
Chứng minh thư nhân dân – bản gốc và phô tô của thai phụ
Sổ hộ khẩu – bản gốc và phô tô của thai phụ
Thẻ bảo hiểm của thai phụ
Giấy khám thai và các phiếu xét nghiệm có liên quan
Sau đó, người nhà sẽ làm đăng ký dịch vụ sinh: đẻ thường hay đẻ mổ và chọn bác sĩ hay tuỳ chỉ định.

Chi phí sinh

 
Bảng giá dịch vụ sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bảng giá dịch vụ sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bảng giá dịch vụ sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bảng giá dịch vụ sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
 
Bảng giá dịch vụ sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bảng giá dịch vụ sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
 
Bảng giá dịch vụ sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
 

Khu sinh dịch vụ

 
Đối với khu sinh dịch vụ thì giá sẽ cao hơn so với sinh bình thường vì ở đây phòng ốc tương đối thoáng mát, sạch đẹp, vệ sinh khép kín, các thiết bị cũng hiện đại hơn. Về tổng chi phí sinh con nếu chọn sinh dịch vụ thì ban đầu khi làm thủ tục nhập viện phải đóng trước 10 triệu đồng. Đây được xem là số tiền tạm ứng cho toàn bộ quá trình sinh con, nghỉ ngơi, chăm sóc của bạn và em bé tại bệnh viện. Trong đó bao gồm phí sinh đẻ khoảng 6 triệu (có người nhà ở cùng phòng đẻ với sản phụ) và 4 triệu bao gồm chi phí phòng ở, thuốc, tắm cho bé, vệ sinh cho mẹ…
 
Về chi phí các phòng ở khu sinh dịch vụ như sau:
 
Giường dịch vụ loại 1 (vệ sinh khép kín): 1.250.000/ngày
Giường dịch vụ loại 2 (vệ sinh khép kín): 750.000/ngày
Giường dịch vụ loại 3 (vệ sinh khép kín): 600.000/ngày
Giường dịch vụ loại 4 (vệ sinh khép kín): 500.000/ngày
Giường dịch vụ loại 5 (vệ sinh khép kín): 450.000/ngày
Giường dịch vụ loại 6 (vệ sinh khép kín): 400.000/ngày
Giường dịch vụ loại 7 (vệ sinh khép kín): 300.000/ngày
 

Khu sinh thường có bảo hiểm

 

Khu sinh thường tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm ở khu A. Nếu mẹ có bảo hiểm và chọn khu sinh thường thì mẹ sẽ được bảo hiểm chi trả 80% tiền chi phí sinh con, nếu trái tuyến thì chỉ khoảng 40%, tuy nhiên số tiền này cũng sẽ không quá nhiều.
 
Tại đây cũng có nhiều loại phòng khác nhau cho mẹ lựa chọn gồm 3 người/phòng, 5 người/phòng, 12 người/phòng. Tuy nhiên, nhược điểm của những phòng này đều là mẹ và người nhà sẽ không được thoải mái sinh hoạt vì không được tiện nghi cho lắm.
 
Từ những thông tin trên, có thể thấy được rằng chi phí sinh con tại bệnh viện phụ sản Hà Nội thường sẽ dao động từ 8 triệu đồng trở lên đối với sinh thường, sinh mổ là khoảng 11 – 15 triệu đồng nhưng lại rất khó trong việc vệ sinh và chăm sóc thai phụ. Còn đối với sinh dịch vụ thì khoảng từ 10 – 15 triệu đồng thì phòng rộng và yên tĩnh, dịch vụ tốt hơn.
 

Bảng giá khám dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

 

Giá khám có BHYT và giá khám dịch vụ đôi khi có sự chênh lệch, hoặc có nhiều dịch vụ không áp dụng BHYT. Chính vì thế bài viết sẽ cung cấp thêm giá khám dịch vụ tại bệnh viện.
 
Khám phụ khoa, làm thuốc âm đạo:
Khám tự nguyện tại B5, B7: 200.000 đồng
Khám tự nguyện 1: 200.000 đồng
Chuyên sâu A1: 250.000 đồng
Khám ngoài giờ: 200.000 đồng
 
Khám thai, đo tim thai bằng Doppler:
Khám tự nguyện tại B5, B7: 200,000 đồng
Khám tự nguyện 1: 200.000 đồng
Chuyên sâu A1: 250.000 đồng
Khám ngoài giờ: 200.000 đồng
 
Khám nam học:
Khám tự nguyện tại B5, B7: 150.000 đồng
Khám sàng lọc và theo dõi định kỳ:
Khám tự nguyện tại B5, B7: 100,000 đồng
 
Khám vú:
Khám tự nguyện tại B5, B7: 200,000 đồng
Khám tự nguyện 1: 200.000 đồng
Chuyên sâu A1: 250.000 đồng
Khám ngoài giờ: 200,000 đồng
Khám bệnh theo yêu cầu riêng ( có thể chọn thầy thuốc)
Khám tự nguyện tại B5, B7: 200,000 đồng
 
Siêu âm 2D:
Khám tự nguyện tại B5, B7: 150,000 đồng
Khám ngoài giờ: 150,000 đồng
 
Siêu âm 3D- 4D:
Khám tự nguyện tại B5, B7: 350,000 đồng
Khám ngoài giờ: 350,000 đồng
 
Siêu âm 3D- 4D thai đôi trở lên:
Khám tự nguyện tại B5, B7: 500,000 đồng
Khám ngoài giờ: 500,000 đồng
Siêu âm qua âm đạo (SA đầu dò):
Khám tự nguyện tại B5, B7: 200,000 đồng
Khám ngoài giờ: 200,000 đồng
 
Siêu âm Doppler:
Khám tự nguyện tại B5, B7: 200,000 đồng
Khám ngoài giờ: 200,000 đồng
 

Lưu ý khi sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

 

Nếu sinh thường

 
Tuân theo tất cả hướng dẫn của ê kíp đỡ đẻ.
Áp dụng bài tập thở và kỹ thuật thư giãn để vượt qua cơn co.
Khi cổ tử cung mở hoàn toàn (10 phân),các bác sĩ và ê kíp trực sẽ đỡ đẻ cho bạn. Để em bé dễ lọt lòng, bác sĩ sẽ có thể tiến hành rạch tầng sinh môn. Sau khi sinh, tầng sinh môn sẽ được khâu lại và liền sẹo sau khoảng 2 tuần sinh.
Chuẩn bị trước tên sẽ đặt cho bé để bác sĩ làm giấy chứng sinh.
 
Tùy vào việc mẹ chọn khu sinh thường hay sinh dịch vụ mà chi phí sinh con sẽ khác nhau

Tùy vào việc mẹ chọn khu sinh thường hay sinh dịch vụ mà chi phí sinh con sẽ khác nhau.

 

Nếu sinh mổ

 
Tùy tình trạng hiện tại, các bác sĩ sẽ quyết định mổ hay không. Khi sinh mổ, bạn lưu ý:
Liên hệ với người nhà để làm thủ tục chuyển mổ.
Trước khi chuyển vào phòng mổ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc tên cho bé (cả tên nam và tên nữ) để làm giấy chứng sinh.
 
Khi vào đến phòng mổ, bạn sẽ được gây tê màng cứng để các bác sĩ mổ lấy thai.
Khoảng 3-5 phút sau, bạn sẽ có cảm giác tê tê ở chân. Lúc này bác sĩ tiến hành mổ lấy thai.
Sau sinh, em bé được đưa ra ngoài để gặp người thân. Sau đó bé được chuyển vào phòng chăm sóc riêng và mẹ chuyển lên phòng hậu phẫu, nằm khoảng 6 tiếng để theo dõi biến chứng sau sinh mổ.
 
Cũng như như bệnh viện khác, mẹ bầu có thể xuất viện sau khoảng 1 ngày nếu sinh thường, còn sinh mổ thì cần phải nằm lại từ 5 – 6 ngày để theo dõi. Về thủ tục xuất viện thì cũng rất đơn giản, chỉ cần bác sĩ kiểm tra sức khỏe toàn diện của mẹ và em bé không có gì bất thường thì người nhà có thể đi thực hiện thanh toàn viện phí ở nhà A (nếu sinh có BHYT) và ở nhà D (nếu sinh con dịch vụ). Sau khi thanh toán viện phí đầy đủ thì trẻ mới được cấp giấy chứng sinh để gia đình đi làm giấy khai sinh và các thủ tục hưởng chế độ thai sản. Lưu ý là chỉ được  thanh toán viện phí vào giờ hành chính các ngày trong tuần. Sau khi hoàn tất các thủ tục xuất viện sản phụ có thể đưa con về nhà. Khi đi ra cổng người nhà đưa giấy xuất hiện cho bảo vệ là xong.
 
 
        Như Quỳnh (t/h)