Không chỉ quý cho phụ nữ, cây ích mẫu còn vô vàn công dụng chữa bệnh khác

Cây ích mẫu là một trong những vị thuốc quý của nền Y học cổ truyền với công dụng chủ yếu là dành cho phái nữ.
Ích mẫu còn có tên gọi khác là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn,làm ngài, xác điến... Cây thân thảo, sống hàng năm hoặc hai năm, là một loại cây nhỏ, thân vuông mọc đứng, màu xanh, có lông nhỏ, cao khoảng 0,80 - 1m, lá mọc đối, cả hai mặt đều có lông. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, gồm rất nhiều hoa màu trắng, hồng nhạt hoặc hồng đỏ. Quả nhỏ cứng, có ba cạnh, trong có nhiều hạt, ích mẫu vị đắng, mùi thơm, tính mát. Cây ra hoa, kết quả từ tháng 4 đến tháng 7.
 

Công dụng của ích mẫu theo Đông y

 
Tac-dung-cua-cay-ich-mau-voi-phu-nu
 
Ích mẫu có vị đắng, tính hàn, chứa nhiều nguyên tố vi lượng se-len, Mangan..có vị cay đắng, tính mát, đi vào kinh can và tâm bào nên có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân (thải huyết ứ, sinh huyết mới), tiêu thủy nên còn là thuốc có tác dụng trị nhiều bệnh cho chị em như chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, giảm đau, giúp dễ đẻ, thống kinh, bế kinh, phù nề cổ trướng…
 
Ích mẫu thường được dùng để chữa trị các bệnh thông thường như đa xơ cứng, mệt mỏi mạn tính, suy giáp, đau dây thần kinh, suy giáp, mãn kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, mất ngủ, và bệnh lý khác có dùng thảo dược. Một công dụng lớn khác của ích mẫu là ngừa ung thư vú nhờ chiết xuất ethanol có trong ích mẫu giúp chống lại các tế bào gây ung thư vú, chữa mất ngủ và các bệnh về viêm tấy. Hạt ích mẫu có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ can thận, ích tinh sáng mắt, bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh. Hạt có tác dụng làm cho dạ con mau co lại, thuốc lợi tiểu.
 
Ích mẫu là một vị thuốc chữa bệnh phụ nữ tốt được dùng phổ biến trong dân gian, đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh thì đây là loại thuốc không nên bỏ qua. Ích mẫu có những công dụng tuyệt vời như:
 
Điều hòa kinh nguyệt: Cùng họ bạc hà, ích mẫu có chứa nhiều alkaloid và leonurin được sử dụng làm thuốc điều kinh nguyệt tự nhiên..
 
Cách 1: Chuẩn bị nguyên liệu: 10g ích mẫu, 10g xích thược, 10g đương quy, 5g mộc hương. Đem tất cả nguyên liệu phơi thật khô, tán bột và uống.

Cách 2: Chuẩn bị: 800g ích mẫu, 200g ngải cứu, 250g hương phụ, siro và cồn vừa đủ 1 lít. Nấu các nguyên liệu trong khoảng 20 phút. Dùng mỗi ngày từ 10 đến 20ml để điều hòa kinh nguyệt.
 
Tac-dung-cua-cay-ich-mau-voi-phu-nu
 
Phòng chống nhiễm trùng tử cung: Ích mẫu có tác dụng giải tỏa căng thẳng, ngăn ngừa xuất huyết và các biến chứng trong các giai đoạn quan trọng của thai kỳ. Nó thúc đẩy thư giãn cơ thể trong toàn bộ thời gian mang thai. Bởi trong ích mẫu có chứa iridoid, glycosides, terpenoids, flavonoids, tanin, tinh dầu dễ bay hơi và chứa nhiều vitamin A  sẽ tạo ra các hiệu ứng tốt, cải thiện sức khoẻ cho các bà mẹ.
 
Bài thuốc: Dùng “chè ích mẫu mần tưới”. ích mẫu thảo 30g, mần tưới 12g. Sắc lấy nước, thêm đường khuấy đều, uống ngày 1 lần, liên tục 5-7 ngày. 
 
Ngăn ngừa các vấn đề về mãn kinh: Ích mẫu được sử dụng như một liệu pháp y học cổ nhằm ngăn ngừa các vấn đề mãn kinh, giảm chuột rút và chứng mất ngủ.
 
Bài thuốc: Ích mẫu thảo 30g, đại táo 30 quả, gừng tươi 20g, đường 60g. Tất cả cùng đem nấu nước uống thay nước chè. Ngày sắc 1 lần, cho uống trong ngày. Uống vào trước kỳ kinh 5 - 10 ngày liền

Bồi dưỡng sức khỏe tim: Ích mẫu có chứa thành phần hóa học tự nhiên là leonurine, có tác dụng như chất làm giãn nở mạch dạng nhẹ, chống co thắt và thư giãn các cơ bắp, đặc biệt là của tim. Hơn nữa, ích mẫu còn hỗ trợ việc giảm tình trạng đông máu, loại bỏ chất béo trong cơ thể và hạ huyết áp. Người Hy Lạp và La Mã cổ xem ích mẫu như bài thuốc chữa tăng nhịp tim nhanh. Sau đó, cách này tiếp tục sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ tại châu Âu. Thực tế là, các nhà khoa học Đức chọn loại thảo mộc này để ngừa tăng nhịp tim do lo lắng hoặc căng thẳng. Cường giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến nhịp tim tăng nhanh bất thường và người ta cũng dùng ích mẫu trong trường hợp này. Nên uống hỗn hợp 2g ích mẫu với nước sôi, được lọc lại và để nguội, ba lần mỗi ngày để điều hòa nhịp tim.

Làm dịu tinh thần: Dùng ích mẫu có thể giảm căng thẳng tinh thần và cảm giác lo lắng. Ích mẫu có công dụng tự nhiên trong làm dịu cơ thể và thư giãn các cơ bắp, giảm căng thẳng cho các dây thần kinh và hệ thần kinh. Hơn nữa, nó còn nâng cao tâm trạng, chống suy nhược thần kinh và cải thiện giấc ngủ.

Tốt cho thai phụ: Ích mẫu giúp thư giãn các cơ co thắt tử cung và điều hòa kinh nguyệt, làm dịu cảm giác kích ứng liên quan đến tiền hành kinh đồng thời làm dịu cảm giác lo lắng và gia tăng nội tiết tố liên quan chuột rút trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, tránh dùng ích mẫu sớm khi có thai vì có thể gây sẩy thai. Phụ nữ sau khi sinh con, uống trà ích mẫu có thể làm tinh thần phấn chấn và giảm trầm cảm. Uống đều đặn sau khi sinh có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tử cung.
 
Tac-dung-cua-cay-ich-mau-voi-phu-nu
Chữa rối loạn về da: Một số bệnh về da như chàm và viêm da có thể được chữa khỏi nhờ chiết xuất từ ích mẫu, được dùng như thuốc thoa ngoài da. Ích mẫu còn phát huy hiệu quả cao trong chữa trị bệnh giời leo (zona) hoặc ngứa da.
 
Bài thuốc: Lấy một nắm ích mẫu rửa sạch. Đem đi giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh 

Ích mẫu làm thuốc: Lá ích mẫu non nấu canh, nấu cháo kích thích tiêu hóa và chữa bệnh đường ruột, hạ cao huyết áp. Nước gà tiềm ích mẫu chữa kinh nguyệt không đều, bồi dưỡng sau sinh và phòng chứng ứ huyết. Lá trà 3g, ích mẫu 6g, đường đỏ 15g, hãm nước sôi 15 phút, uống thay trà, chữa đau bụng kinh do huyết ứ, viêm khoang chậu mãn tính.

Viêm loét dạ dày, tá tràn, ợ chua hay ợ hơi: Uống mỗi lần 3g ích mẫu hòa chung với nước cơm. Uống ngày hai lần, lúc đói.

Lở ngứa, rôm sảy, chốc đầu, thủy đậu ở trẻ em: Dùng cao ích mẫu hòa loãng trong nước tắm cho trẻ hoặc hòa đặc để thoa.

Lưu ý: Không dùng ích mẫu cho người huyết hư không ứ. Phụ nữ đang mang thai cần uống liều lượng phù hợp, nếu dùng quá liều có thể gây tai biến chảy máu nhiều.Ở Việt Nam cây Ích mẫu là loại thuốc khá phố biến, có thể dễ dàng tìm thấy. Phụ nữ sau sinh có thể tận dụng loại cây này để chữa một số bệnh sau sinh.

 

 
Nguyễn Dung (t/h)