Không chỉ bồi bổ cơ thể, sâm đất còn vô vàn công dụng chữa bệnh tuyệt vời khác

Admin
Cây sâm đất là loại cây mọc hoang, lá thường được hái về xào chay với tỏi hoặc nấu canh để giải nhiệt và mát gan. Phần rễ cây là một vị thuốc dùng để chữa bệnh trong Đông y, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.
Trong Đông Y, cây sâm đất được xem là một trong những bài thuốc hay điều trị nhiều bệnh ở người. Được biết, cây sâm đất là loại cây chủ yếu mọc hoang, được tận dụng như một loại rau ăn và là thành phần trong nhiều bài thuốc quý. Thuộc loại thân thảo, nhẵn, mọc đứng và phân nhánh bên dưới. Rễ cây sâm đất có thể phát triển thành củ màu vàng nhạt. Cây sâm đất có hoa màu hồng, hơi nhỏ mọc ở các nhánh và ngọn thân. Quả của cây sâm đất nhỏ, mọng nước và có màu đỏ nâu khi chín. Sâm đất thường ra hoa từ tháng 6 – 7 đến tháng 9 – 10 thì có quả. Lá của cây sâm đất có thể hái quanh năm. Lá sâm đất tươi xào chay với tỏi ăn rất ngon. Củ sâm đất chỉ thu hoạch khi cây được khoảng 3 năm tuổi. Thu hoạch củ về, bạn cần làm sạch, loại bỏ các rễ con và mang phơi khô, sấy.
 
Trong 100g lá và rễ sâm đất có chứa:
  • Protein: 1,56g
  • Chất béo: 0,18g
  • Chất khô: 6,2g
  • Chất xơ thô: 0,66g
  • Vitamin: 11,6g
  • Đường: 0,44 g
  • Sắt: 28,4mg
  • Kẽm: 3,19mg
  • Canxi: 57,17mg
  • Tổng các axit amin: 1,33g

 

tac-dung-cua-rau-sam-dat

 
Mặc dù chúng là loại mọc hoang, rẻ tiền thậm chí là cho không ai lấy. Nhưng vì những giá trị tuyệt vời mà nó mang lại nên người ta ưu ái gọi là “sâm đất”. Nghĩa là nó rẻ, nó nhiều nhưng thực sự rất bổ dưỡng. Ngoài cái tên là cây sâm đất, ở một số nơi người ta gọi với các tên khác nhau. Ví dụ như sâm Cao Ly, sâm mùng tơi,… Đấy chỉ là cách gọi khác nhau của họ sâm đất mà thôi. Hiện nay thì người ta chia sâm đất ra thành 3 loại chính. Đối với mỗi loại đều có danh pháp và công dụng riêng.
 
Loại 1: Có tên gọi khác là thổ nhân sâm, sâm thổ Cao Ly, sâm thảo, giả nhân sâm, đông dương sâm. Tên khoa học là Talinum paniculatum, thuộc họ Rau sam (Portulacaceae).
 
Loại 2: Có tên gọi khác là sâm mồng tơi, tên khoa học là Talium fruticosum, cũng thuộc họ Rau sam.
 
Loại 3: Có tên gọi khác là sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu, tên khoa học là Boerhavia diffusa L. thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae).
 
Loại 1 và loại 2 là loại phổ biến và được dùng chữa bệnh với công dụng giống nhau, còn loại 3 hiếm gặp và cũng ít dùng ở nước ta.
 

Tác dụng chính của cây sâm đất

 
Nhờ các chất có lợi từ cây đã mang lại nhiều tác dụng giúp hỗ trợ và điều trị bệnh ở một số bệnh nhân mang lại sức khỏe tốt. Cây sâm đất trị tiểu đường được dùng nhiều cho những bệnh nhân giúp ổn định được đường huyết và bổ huyết, ngoài ra còn cây sâm đất trị sỏi thận và một số bệnh khác mang lại tác dụng cao.
 
tac-dung-cua-rau-sam-dat
 

Trị chứng viêm khớp 

 
Theo kinh nghiệm dân gian, rau sâm đất có tác dụng giảm đau, trị viêm nhiễm ở những khớp xương. Ngoài ra, củ sâm đất còn được sử dụng để lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, giảm ho và hen suyễn.
 

Bồi bổ cơ thể

 
Trong trường hợp cơ thể gặp phải các triệu chứng như suy nhược, ra nhiều mồ hôi, tăng giảm huyết áp đột ngột thì bạn có thể sử dụng Sâm đất để hỗ trợ điều trị. Cách làm phổ biến nhất thường thấy trong trường hợp này đó là bạn dùng lá Sâm đất để đun lấy nước uống hàng ngày. Có thể sử dụng phần lá tươi hoặc lá phơi khô để đun đều được.
 

Giúp chữa một số bệnh về da

 
Một số bệnh về da có thể sử dụng đến Sâm đất để điều trị như ghẻ lở, hắc lào… Để trị bệnh này, bạn cũng đun nước lá và rễ Sâm uống, sau đó dùng bã đắp vào phần da bị tổn thương.
 

Chữa sốt nóng khát nước 

 
Tác dụng của cây sâm đất là thanh nhiệt, giải độc chính vì vậy trong mùa hè bạn có thể sử dụng sâm đất nấu nước uống để giải khát. Cách dùng: Vỏ rễ cây sâm đất 6gam sắc với 200ml nước cho tới khi chỉ còn 50ml nước. Sắc uống mỗi ngày.
 

Phòng chống bệnh tim mạch, huyết áp

 

tac-dung-cua-rau-sam-dat
 
Theo các tài liệu Đông y, rau sâm đất là loại cây có vị chua, hơi đắng, tính mát, dùng để thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Ngoài ra, hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sâm đất lại rất lớn, có tác dụng trong việc ổn định hàm lượng cholesterol xấu ở trong máu, giúp thành mạch bền vững và ổn định huyết áp.
 

Sâm đất trị các bệnh về đường ruột

 
Trường hợp khó tiêu, sâm đất hoạt động giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, dùng làm bài thuốc trị giun sán. Sâm đất còn giúp giảm táo bón.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

 
Cây sâm đất là bài thuốc quý có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường. Bạn chỉ cần sử dụng khoảng 75g sâm đất tươi rửa sạch hoặc có thể dùng 25g sâm đất khô thay thế nếu muốn. Sau đó đem nấu cùng nước và dùng uống mỗi ngày thay thế cho trà. Với bài thuốc này, sau 1 đến 2 tháng lượng đường huyết trong máu sẽ luôn giữ ở mức ổn định.
 

Chữa cao huyết áp

 
Nếu bạn liên tục rơi vào tình trạng huyết áp cao, nên nghĩ ngay đến việc sử dụng bài thuốc từ cây sâm đất. Sử dụng 12g sâm đất nấu còn với 300ml nước và uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện đều đặn trong nhiều tháng bài thuốc này sẽ giúp huyết áp của bạn luôn được duy trì ở ngưỡng an toàn, hạn chế các tái biến do huyết áp tăng đột ngột.
 

Cây sâm đất giảm cân

 

Các dẫn xuất có trong rễ cây sâm đất có tác dụng giảm cân rất tốt. Theo một nghiên cứu của Mỹ công bố tháng 04/2009, những người phụ nữ bị thừa cân béo phì chỉ cần sử dụng 0,11 – 0,19g siro được chiết xuất từ rễ sâm đất liên tục trong 4 tháng đã giảm cân hiệu quả. Bởi khi sử dụng loại siro chiết xuất từ rễ cây sâm đất luôn có cảm giác no, giảm sự thèm ăn.

Lưu ý khi dùng sâm đất

 
Tuy có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng sâm đất cũng có thể gây độc nếu sử dụng quá liều lượng, với những biểu hiện ngộ độc như nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, trong trường hợp da bị các vết mụn nhọt, nở trốc bạn cũng có thể dùng Sâm đất để uống và đắp lên vết thương.
 
Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng loại cây này vì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tính an toàn khi dùng cho mẹ và thai nhi. Do đó, một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý trước khi sử dụng, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.
 
 
 
Nguyễn Dung (t/h)