Thảo dược quý hiếm trên vách đá chữa trị bệnh xương khớp của bà lang người Dao

Để làm lên được bài thuốc chữa xương khớp bí truyền này thì lương y phùng thị sơn cần phải đi rừng hàng tuần trời. Có khi phải trèo đèo lội suối hết khu rừng này đến khu rừng khác mới có được vị thuốc quý.

Thuốc khi mang về phải phải chưng cất tinh túy trong vòng một tháng trời thành cao thảo dược, dùng kết hợp với thuốc uống mới có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh thoái hóa xương khớp được. Vị thuốc chủ chốt trong bài thuốc chữa xương khớp kỳ tài này chính là một loại thảo dược quý hiếm giống như nhân sâm…

 

Trèo đèo lội suối tìm thuốc

 

Trong hội lương y của xã Tú Sơn (Kim Bôi, Hòa Bình) nhiều người thường gọi bà với cái tên bà “Sơn thuốc” hay “thần cây thuốc” vì bà là người nắm được nhiều loại cây thuốc của người Dao nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về bài thuốc chữa xương khớp kỳ tài này, chúng tôi đã xin đi theo lương Y Sơn để mục sở thị tận mắt cách lấy thuốc của người Dao. Bà chỉ cười và nói: “Đi rừng khó lắm, hoàn toàn là đi bộ, nếu cháu muốn đi thì phải chịu được vắt, muỗi cắn và ăn cơm nắm mới đi được đó”.

 

Ngày trước, giao thông chưa phát triển, Kim Bôi là vùng sâu ít người sinh sống khai khẩn nên nổi tiếng là vùng “rừng thiêng nước độc”. Người Mường có câu: "Yêu nhau cho thịt cho xôi/ Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì" với hàm ý Kim Bôi là vùng đất khó sinh sống. Vì vậy việc leo núi đi hái thuốc ở đây quả là một điều gian nan. Đúng như hẹn, từ sáng sớm khi đỉnh núi còn mù sương, bà Sơn gọi chúng tôi dậy để đi cùng. Trèo đèo độ nửa giờ thì mới tới vùng chân núi, theo lương y Sơn thì: “Bây giờ cây thuốc hiếm rồi, nó không sẵn có như trước nữa. Muốn tìm phải lên vùng thượng (nơi có những núi đá xanh cao vời vợi) và có một số hang động mà có cây thuốc chỉ mọc dưới các khe đá và hang động thì mới được”.

 

Luong-y-Son-ben-vi-thuoc-Che-cang-veng

 

Lên vùng núi mà người Kim Bôi thường gọi “Núi khe”, dãy núi này có nhiều khe suối là  nơi lý tưởng để cây thuốc mọc rất nhiều ở các vách đá dựng đứng. Theo lời bà Sơn thì: “Cứ đi đến đâu chặt thuốc bỏ đấy, đến khi đủ vị rồi thì cứ theo đường cũ đã đánh dấu mà quay lại nhặt thuốc bó mang về thôi. Chứ không mang theo vừa vất vả, vừa khó cho việc leo trèo tìm thuốc”. Theo như bà Sơn chia sẻ thì việc lấy thuốc bây giờ bớt nguy hiểm hơn trước rất nhiều. Trước kia hồi còn nhỏ đi lấy thuốc thỉnh thoảng còn gặp trăn, rắn ở những chỗ tìm thuốc. Đã có lần bà được trông thấy cả con trăn mốc như cây gỗ khô, may mà bà ngoại tinh mắt tránh kịp sang đường khác. Rồi có lần theo bà ngoại đi lấy thuốc, nghe tiếng ầm ào, bà ngoại bảo đó là ông Kễnh (tên gọi khác con Hổ của người dân tộc) gầm đó. Hai bà cháu phải tránh xa nơi có tiếng gầm hàng chục cây số rồi mới dám tìm thuốc tiếp.

 

Đi một đoạn đường dài, đến đoạn cây rừng khá rậm dừng loại ở một cây nhỏ, có lá đôi, lương y Sơn nói: “Đây chính là cây “Lòm tỏi” (tiếng dân tộc Dao - pv), một vị xương khớp cực kỳ quan trọng trong bài thuốc. Giống này chỉ mọc nhỏ lẻ từng cây một. Loại cây này là một vị chữa viêm khớp không thể thiếu”. Phải đi rất xa nữa đến cạnh khe suối, leo lên một đoạn đá trơn trượt, bà sơn dùng dao chặt một loại dây có tên Chè – càng – vèng (tiếng Dao - pv). Theo như lời lương y Sơn chỉ thì đây là một loại vị thuốc có tác dụng chống khô khớp cực kỳ hiệu quả. Loại cây này ít lá, lá to và giống như cánh bướm. Bà Sơn đi rừng hái thì chỉ thấy xuất hiện ở vài vùng rừng bên cạnh các khe suối chảy thôi chứ không thấy nhiều.

 

Luong-Y-son-ben-canh-mot-loai-cay-thuoc-chi-moc-tren-da

 

Theo lương y Sơn thì có nhiều loại cây rất giống nhau, dây leo cũng đều na ná nhau. Vấn đề phải phân biệt được, vì vậy có khi những vị thuốc nhờ người khác đi hái về bà phải nếm từng cây một để tránh nhầm lẫn mới được. Còn những vị chính mà không ai biết thì bà phải tự tay mình đi hái. Bây giờ có con gái, nhưng chị cũng chưa chuyên tâm nghề thuốc hắn lên bà vẫn phải một mình vào rừng đi tìm. Dừng trước một cây bụi, lá nhỏ, giống như cây nhọ nồi (loại cây rừng bụi, có quả nhỏ, ăn được, nhưng khi ăn xong đen hết răng), theo lương y Sơn thì đây chính là cây Đìa – téng – đòi. Loại cậy này có tác dụng bồi bổ như nhân sâm mà ít người biết được. Nó là một trong những vị để chưng cất thành cao, có tác dụng mát, điều hòa cơ thể, chống các độc tính cây rừng.

 

Các vị thuốc sau khi mang về sẽ được thái bằng tay. Loại dao thái thuốc trước kia phải là lại dao bản to, được rèn cực tốt cho thép xanh thì mới thái được thuốc. Nhưng bây giờ thì nhàn hơn do có máy thái, bà cũng đỡ vất vả hơn trong việc làm thuốc. Ngoài các loại vị thuốc dùng để thái phơi, rồi cắt thành thang dùng để sắc uống. Các vị còn lại được đưa vào chưng cất theo cách thủ bàng để lấy tinh chất. Những vị thuốc này được cho vào loại chảo để đun bằng gang, rất dầy, rồi đun lên để lấy nước tinh túy từ cây, sau hàng tuần thì tiếp tục vớt bã ra để nấu thành cao, phải mất ròng rã hàng tháng trời mới thành cao được.

 

Bảo tồn dược liệu quý

 

Theo lương y Sơn thì các vị thuốc bây giờ hiếm dần, có những vị thuốc bàng dụng tốt nhưng rất khó kiếm nên bà Sơn, bà lo sợ sẽ mất đi nên đã cùng các thầy thuốc trong xã quyết định thành lập một vườn thuốc nam để cùng nhau bảo tồn những loài thuốc quý. Nhưng cái khó là việc trồng thuốc nam không hề đơn giản. Như lời bà Sơn nói: “Vì các bà lo có những cây thuốc quý đang mất dần nên cần phải bảo tồn. Nếu nhũng vị thuốc này mà mất đi thì con cháu về sau mất đi một phương thuốc quý”. Có những vị thuốc độc đạo chỉ mọc trong rừng nơi ít ánh sáng, hoặc có loại chỉ thích hợp nơi khe suối ẩm ướt, có đá để bám dễ vào hút chất dinh dưỡng để sống. Nhưng khi mang về thì trồng hoàn toàn không thích hợp, dù có tưới nước giống như trong rừng, hoạc trồng dưới tán cây cũng không sống được. Vì vậy những vị thuốc đó hầu như đều phải đi kiếm trong tự nhiên. Bà cũng nghĩ ra cách đó là trồng tại những khe suối gần nhà, hoặc dưới tán cây trong rừng nhưng tỉ lệ sống rất ít. Hiện nay vườn thuốc của Hội đông y xã cũng mới chỉ trồng được vài chục loại thảo dược.

 

thuoc-nam-duoc-bam-chat-de-dem-phoi-kho

 

Trong bài thuốc chữa bệnh về xương khớp theo lương y Sơn tiết lộ thì có tất cả 10 vị thuốc khác nhau. Tùy vào từng người bệnh mà gia giảm các vị thuốc chứ không thể dùng giống nhau. Ví dụ như với người bị bệnh viêm thì cần tăng các vị chống viêm mạnh lên có tác dụng tiêu viêm, chống sưng. Hoặc người bị thoái hóa xương cột sống, thoát vị thì cần tăng những vị có tác dụng bồi bổ xương khớp, trị đau nhức, phục hồi tổn thương…

 

Bao nhiêu năm làm nghề thuốc nhưng lương y Sơn không lấy nghề làm giầu. Cũng theo bà Sơn thì việc chữa tri bằng thuốc nam thì người thầy thuốc cần phải có cái tâm mới giữ được nghề. Nếu chữa bệnh mà cứ chăm chăm vào lợi nhuận thì sớm muộn cũng không giữ được nghề thuốc. Vì vậy khi truyền lại dần cho con gái bài thuốc bà cũng căn dặn kỹ càng là “phải giữ cái tâm khi làm thuốc”.

 

Theo bà Triệu Thị Thành – ủy viên hội Đông y xã Tú Sơn cho biết: Bà sơn biết rất nhiều cây thuốc trong rừng, ai không biết đến hỏi bà đều chỉ tận tình. Bài thuốc chữa xương khớp của bà Phùng Thị Sơn theo phương thuốc gia truyền, có nhiều vị thuốc mà chỉ trong nhà mới biết được. Tôi bà ấy chữa trị rất giỏi, chưa một trường hợp nào đến mà không khỏi bệnh cả.

Theo lương y Sơn tiết lộ thì có tất cả 10 vị thuốc khác nhau. Tùy vào từng người bệnh mà gia giảm các vị thuốc chứ không thể dùng giống nhau. Ví dụ như với người bị bệnh viêm thì cần tăng các vị chống viêm mạnh lên có tác dụng tiêu viêm, chống sưng. Hoặc người bị thoái hóa xương cột sống, thoát vị thì cần tăng những vị có tác dụng bồi bổ xương khớp, trị đau nhức, phục hồi tổn thương. Bài thuốc trị các chứng bệnh như viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị, gai đôi… Độc giả muốn được tư vấn thêm có thể gọi cho Lương y Sơn theo số điện thoại 083 838 4129

Nguyễn Dung(T/H)