Chuyên gia thẩm định xuân dược phòng the của nữ lương y miền sơn cước

Những thảo dược trong bài thuốc" xuân dược phòng the" của nhà thuốc Lương Y Hoàng Thị Trang được các chuyên gia đánh giá rất cao về chất lượng.
Thời gian qua, khi báo SKCĐ đăng tải loạt bài về lương y Hoàng Thị Trang (xã Thái Long, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) với bài thuốc quý giúp nam nữ “hồi sinh tuổi thanh xuân”, rất nhiều độc giả gọi điện tòa sạn với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn. Để khách quan và cung cấp thêm cho bạn đọc kiến thức về điều trị chứng “yếu sinh lý” theo y học cổ truyền, chúng tôi đã tìm tới các chuyên gia có tiếng để tham vấn về bài thuốc của bà Trang.
 
Các vị bồi bổ sức khỏe
 
Như đã nhắc đến ở các số báo trước, bà Trang đã trải qua 20 năm thử thách mới được mẹ chồng tin tưởng truyền cho bài thuốc quý. Suốt gần 30 năm nay, nữ lương y này đã kế thừa và phát triển bài thuốc thành thương hiệu độc đáo mà mỗi khi nhắc đến, người ta đều gọi bà là “sợi dây của hạnh phúc”. “Sợi dây hạnh phúc” ở đây không chỉ nói đến việc giúp các cặp vợ chồng thăng hoa trong chốn phòng the, bài thuốc của bà Trang còn mang lại cho các cặp vợ chồng hạnh phúc khi được làm cha, làm mẹ. Chị Nguyễn Thị Hoa (32 tuổi, ở Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi là bệnh nhân lâu năm của lương y Trang. Trước đây tôi kinh nguyệt không đều, khó mang thai, nhờ lấy thuốc chỗ cô Trang mà có bầu. Sau đó, sức khỏe yếu cũng dọa sảy nhiều lần, tôi lại uống thuốc dưỡng thai của cô. Sinh con ra, tôi lấy thuốc hậu sản ở đây để uống. Chắc có lẽ do hợp thuốc nên khi uống thuốc của cô Trang tôi thấy trong người khỏe ra mà da dẻ cũng mịn màng hơn rất nhiều”.

 Thao-duoc-trong-bai-thuoc-“xuan-duoc”-phong-the

 

Là một thầy thuốc sớm thấm nhuần y đức từ gia đình có truyền thống, bà Trang luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất đến với người bệnh. Bà chia sẻ: “Từ trước đến nay tôi vẫn nói với người bệnh rằng trong quan hệ vợ chồng, sức khỏe là điều quan trọng nhất. Có sức khỏe thì “chuyện ấy” mới có thể hòa hợp và thăng hoa được. Đối với các cặp vợ chồng đang mong muốn có con thì phải có sức khỏe mới có thể thụ thai, dưỡng thai và sinh con một cách khỏe mạnh nhất”. Chính vì lí do đó mà các vị thuốc trong các bài thuốc cường dương, thuốc hiếm muộn, hay thuốc giữ thai... của bà Trang phần lớn đều là các vị thuốc bổ cho sức khỏe của người bệnh.
 
Nhắc đến các vị thuốc quý, bà Trang cho biết từ những ngày đầu tiên mới về làm dâu, bà đã được mẹ chồng là cụ Âu Thị Chiếu dẫn lên rừng hái thuốc. Từng vị thuốc quý, bà Trang đều được mẹ chồng “chỉ mặt, gọi tên” và hướng dẫn sử dụng một cách cụ thể nhất. Thế nhưng, các vị thuốc đều được gọi theo tiếng của người dân tộc Cao Lan rất khó đọc, khó nghe, thậm chí có nhiều vị cho đến nay vị lương y này cũng không thể biết tiếng Kinh được gọi như thế nào. “Tôi làm theo những gì mẹ chồng dạy, sau đó đúc kết thành kinh nghiệm bản thân. Sau này khi truyền lại cho con cháu cũng sẽ như vậy”, nữ lương y chia sẻ.
 
Ngoài một số các vị thuốc quý đã được lương y Trang bật mí như dây thay máu, củ cam cang, vỏ cây duối... thì còn một số vị khác rất lạ. Chúng tôi cũng đã lấy mẫu các vị thuốc từ chỗ lương y Trang để tìm đến các chuyên gia nhằm thẩm định bài thuốc. Người đầu tiên chúng tôi tìm đến đó là lương y Vũ Quốc Trung (Chủ trì phòng khám đa khoa chùa Cảm Ứng). Lương y Vũ Quốc Trung cũng là một lương y nhiều năm nghiên cứu và điều trị các bệnh liên quan đến sinh sản, hiếm muộn. Các vị thuốc sau khi được thu hái đã được thái nhỏ, phơi khô không còn hình dáng đúng như ban đầu nên cũng rất khó để nhận biết được cụ thể từng vị thuốc. Tuy nhiên khi chúng tôi nhắc đến tên các vị thuốc mà ban đầu bà Trang tiết lộ thì lương y Trung nhận định: “Bao đời nay, người dân tộc Cao Lan trong quá trình sinh sống đã biết sử dụng những vị thuốc Nam quý hiếm để chữa bệnh. Những bài thuốc ấy đều là cỏ cây, lá rừng gắn liền với cuộc sống của đồng bào.Từ trước đến nay tôi vốn đánh giá rất cao các bài thuốc của người dân tộc. Đối với bài thuốc của bà Trang, các vị thuốc đã được tiết lộ như dây thay máu, dây bổ máu, vỏ cây duối... vốn cũng đã được dùng để chữa bệnh. Theo nhận định ban đầu của tôi thì các vị thuốc này đều là các vị thuốc bồi bổ sức khỏe rất tốt”.
 
Hiệu quả đánh giá từ người bệnh
 
Cũng theo lương y Vũ Quốc Trung nhận định thì: “Theo quan sát bằng mắt thì các vị thuốc trong bài thuốc này đều được lấy từ thân cây gỗ. Có loại thì lấy từ vỏ, loại thì lại lấy từ thân đặc biệt là rất có mùi thơm từ cây thuốc tự nhiên”. Lương y Trung cho biết trong bài thuốc của bà Trang có nhắc đến dây bổ máu, ông cho rằng đây là một vị thuốc Nam cổ truyền đã được sử dụng và ghi chép trong các sách thuốc từ lâu đời. Vị thuốc này trong các sách thuốc còn có tên là “kê huyết đằng” hay tên khác như hoạt huyết đằng, phong huyết đằng... một số địa phương gọi là dây máu người. Có tên như vậy vì thân cây cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu. Cũng theo lương y Trung thì một số năm gần đây, cây huyết đằng được rất nhiều người tìm mua và cho rằng nó có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh. “Tuy nhiên, nó chỉ có một số tác dụng cụ thể đối với việc bồi bổ cơ thể, hoạt huyết, thay máu giúp con người trở nên khỏe khoắn hơn. Khi sử dụng để chữa bệnh thì cây bổ máu cũng phải kết hợp với một số các vị thuốc khác thì mới có tác dụng”, lương y Trung cho biết.

 Thao-duoc-trong-bai-thuoc-“xuan-duoc”-phong-the

Lương y Vũ Quốc Trung

 

Cũng đồng ý với quan điểm của lương y Trung, ngay khi cầm vị thuốc đã được sơ chế trên tay, lương y Nguyễn Huy (Hội đông y Việt Nam) cũng cho biết: “Đây là dây huyết đằng. Theo Đông y, huyết đằng có vị đắng, tính ngọt, tính ấm vào 3 kinh Can, Tâm và Thận. Vị thuốc này có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thư cân thông lạc. Chủ trì bần huyết (thiếu máu), phụ nữ kinh nguyệt không điều hòa, bế kinh... Kê huyết đằng có tính năng đặc biệt là bổ huyết mà không gây nê trệ, hành huyết mà không phá huyết (xúc tiến tuần hoàn máu nhưng không quá mạnh). Do vậy thích hợp với những người huyết hư kèm theo ứ trệ. Vị thuốc là dây huyết đằng có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là vào tháng 9-10, tùy theo từng bài thuốc mà có sự kết hợp và sử dụng khác nhau”.
 
Ngoài ra, đối với vị thuốc là vỏ cây duối, lương y Nguyễn Huy còn lí giải thêm theo y học cổ truyền,  duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn. Nhiều nơi đã sử dụng cây duối để chữa các bệnh đau răng, tiêu chảy, vỏ duối dùng chữa bệnh phong thấp đau nhức, sâu răng, đau bụng, sốt, tiêu chảy… Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc thái ngắn, phơi khô, sao vàng để làm thuốc. “Trong bài thuốc có nhiều vị tôi không biết tên nên không thể nhận định tác dụng của bài thuốc tốt đến đâu. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chỉ có những người bệnh đã sử dụng thuốc mới có thể đánh giá, cảm nhận được hiệu quả rõ nhất. Hơn nữa, nhiều bài thuốc của người dân tộc thiểu số như dân tộc Cao Lan rất bí hiểm, để nghiên cứu cho đầy đủ thì cần đầu tư nhiều”, lương y Nguyễn Huy cho hay.
 
Sở hữu bài thuốc quý, bà Trang rất mong muốn được các chuyên gia nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến tới người bệnh. Tuy nhiên cũng như đánh giá của các chuyên gia, nhiều thảo dược trong bài thuốc rất lạ, cần quá trình nghiên cứu lâu dài. Hiện tại, lương y Trang vẫn miệt mài với công cuộc tìm thảo dược chữa bệnh cứu người. Độc giả muốn được tư vấn về vấn đề tế nhị và cách chữa trị có thể liên hệ lương y theo số điện thoại: 0984 816 384

 

 
 Nguyễn Dung