
Người lớn có thể hiến tạng cho trẻ em không?
Trước hết cần phải hiểu, tiêu chí hàng đầu để lựa chọn tạng ghép là phải phù hợp với thể trạng của người nhận tạng. Về việc người lớn hiến tạng cho trẻ em đã từng ghi nhận trong y văn thế giới và cả Việt Nam.
Hari R. Mallidi - bác sĩ của bệnh viện Brigham (Mỹ) cho rằng vấn đề nằm ở kích thước nội tạng. Hầu hết trường hợp ghép tạng, cơ thể của trẻ nhỏ là không đủ để nhận nội tạng từ một người hiến trưởng thành. Rất hiếm trường hợp đứa trẻ lớn trước tuổi hay tạng hiến có kích nhỏ hơn bình thường để ghép thuận lợi cho một đứa trẻ.
Tương tự, bác sĩ Sadowsky cho hay từng có những trường hợp nội tạng của người lớn có thể ghép cho trẻ em, như thận hoặc một phần gan (khoảng 20% vì gan có thể tái tạo và tiếp tục phát triển qua thời gian).
Tuy nhiên với ghép tim hay phổi, yêu cầu về kích cỡ nội tạng còn cần thiết hơn nữa. Rất ít ca ghép phổi, ghép tim giữa người lớn và trẻ nhỏ từng được ghi nhận. Mặt khác, phải kể tới nội tạng của nam giới bao giờ cũng có kích thước lớn hơn nội tạng nữ giới nên tỷ lệ khớp rất khác nhau.

Trên thế giới và thậm chí tại Việt Nam từng ghi nhận một số ca ghép tạng thành công từ người hiến trưởng thành và người nhận là trẻ nhỏ hay thiếu niên. Ví dụ, năm 2017, bé Nguyễn Thành Đạt (10 tuổi) được nhận trái tim từ người hiến 34 tuổi mắc u gan. Một trường hợp khác là bé gái Hà Ngọc Chi (10 tuổi) được cấy ghép trái tim của một người đàn ông 37 tuổi. Không chỉ tim, trẻ em có thể cấy ghép nhiều bộ phận khác từ người trưởng thành như phổi hay gan, tháng 12/2018, bệnh nhân Nguyễn Văn Đức 17 tuổi mắc bệnh mô bào phổi đã 5 năm, thể trạng suy kiệt được cấy ghép 2 lá phổi của anh Dương Hồng Quý (34 tuổi, bị chết não)...
Như vậy, có thể thấy khả năng ghép tạng từ người lớn cho trẻ nhỏ hoàn toàn có thể xảy ra. Căn cứ vào thể trạng người bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện hàng loạt các xét nghiệm để biết tạng có phù hợp với người nhận hay không.
Người ung thư có được hiến tạng?
Trong y khoa hiện nay có hai nguồn hiến tạng chính là từ người sống và người chết. Nguồn hiến tạng chính là từ người chết não trong khi người sống thường hiến một phần tạng của mình như một phần lá gan, một quả thận hay một phần phổi...
Thực tế tại Việt Nam rất nhiều bệnh nhân ung thư vẫn đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, phổ biến nhất là hiến giác mạc.