10 dấu hiệu này 'tố cáo' bạn đang mắc bệnh thận, đi khám ngay kẻo biến chứng nguy hiểm

Admin
Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho đến khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên.
Theo BS Đinh Thị Thanh chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống, thận có 4 chức năng chính, bao gồm: Giữ cân bằng các khoáng chất cho cơ thể, cân bằng dịch trong cơ thể.
 
Giữ cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ. 
 
Loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp).

Giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin để điều hòa huyết áp, erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính và suy thận

 

Những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, các bệnh di truyền như suy thận đa nang, hội chứng Alport.

Bệnh nhân nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu

Người mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

Bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt.

Người đang dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.

Nhìn chung, bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã tiến triển. Thường để phát hiện bệnh thận sẽ có 3 cách, gồm thử nước tiểu, thử máu và đo huyết áp thường xuyên.

 

10 triệu chứng cảnh báo bệnh thận

 

Bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng này, nếu mắc bệnh thận:

Khó ngủ


Khi thận có vấn đề có nghĩa là độc tố không thể đào thải ra ngoài và bị tồn lại trong máu, mức độ này tăng lên khiến bạn khó ngủ. Tuy nhiên, khi bạn ngủ ít đi thì nguy cơ giảm chức năng thận càng tăng.
 
Những dấu hiệu này đang tố cáo bạn mắc bệnh thận, nhận diện kịp thời để có hướng điều trị
Thường xuyên đi tiểu, nhất là vào ban đêm

Chú ý: Những người mắc bệnh thận mãn tính thường gặp chứng ngưng thở khi ngủ. Có nghĩa là cơ thể sẽ tạm dừng thở từ vài giây đến 1 phút trong giấc ngủ. Mỗi lần như vậy, bạn sẽ có 1 tiếng khịt mũi lớn. Đừng chủ quan với chứng ngáy to nhé, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán.

Đầu đau nhức, cơ thể mệt mỏi và suy nhược

 

Khi thận khỏe mạnh và hoạt động tốt sẽ chuyển đổi vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và sản xuất một loại hormone gọi là Erythropoietin (EPO). Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
 
Một khi thận gặp vấn đề thì sẽ ít tạo ra EPO. Nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược này là do sự suy giảm của các tế bào hồng cầu (những tế bào mang oxy).
 
Những người mắc bệnh thận mãn tính sẽ bị thiếu máu, nó có thể bắt đầu ảnh hưởng từ 20% đến 50% chức năng thận. Dù bạn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng vẫn bị mệt mỏi liên tục. 
 

Da khô và ngứa

 

Chức năng của thận giúp loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể. Khi da khô và ngứa, chứng tỏ việc cân bằng khoáng chất và dinh dưỡng đã gặp vấn đề, dẫn đến bệnh xương và thận. 
 
Nếu bạn đang gặp cảnh da khô và ngứa, hãy cố gắng uống nhiều nước hơn. Trước khi dùng bất kỳ một sản phẩm da liễu nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cẩn thận với một số loại thuốc làm hỏng chức năng của thận.
 

Hôi miệng

 

Thận bài tiết kém, chất thải tích tụ trong máu sẽ làm thay đổi khẩu vị thức ăn và khiến miệng bạn có mùi hôi. Hôi miệng cũng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu.

Bên cạnh đó, bạn có thể không muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng. Nếu hiện tượng này kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ.

Cảm giác khó thở

 

Giữa bệnh thận và chứng khó thở có một mối liên hệ đặc biệt. Thứ nhất, chất lỏng dư thừa trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận hoạt động kém. Thứ hai, thiếu máu làm mất oxy của cơ thể và điều này dẫn đến khó thở. Khi bạn liên tục cảm thấy hụt hơi khi vận động thì hãy đến bệnh viện ngay.

Sưng mắt cá chân, bàn chân và tay

 

Những dấu hiệu này đang tố cáo bạn mắc bệnh thận, nhận diện kịp thời để có hướng điều trị
Hay bị phù chân, phù bàn tay
 
Nếu thận hoạt động kém sẽ không thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thế, dẫn đến hiện tượng tích natri gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay của bạn. Bên cạnh đó, sưng phần dưới của cơ thể cũng có thể báo hiệu bệnh tim và gan hoặc các vấn đề về tĩnh mạch chân.

Đau lưng

 

Những dấu hiệu này đang tố cáo bạn mắc bệnh thận, nhận diện kịp thời để có hướng điều trị


Chứng suy thận có thể dẫn đến đau lưng và thường đau ở dưới xương sườn. Bạn cũng có thể đau ở phía trước háng hoặc vùng hông. Chứng đau lưng và chân có thể do u nang thận. Có thể nhận biết đau lưng do thận khi có kèm cảm giác ốm yếu, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Thường đau lưng bình thường sẽ là đau cục bộ hơn và xảy ra đột ngột, không có sốt.
 

Có bọng ở mắt

 

Dấu hiệu cho thấy hệ thống lọc thận của bạn có vấn đề là khi nhận thấy có protein trong nước tiểu và xuất hiện bọng mắt. Vết bọng quanh mắt của bạn có thể do thận đang bị rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu.

Bị cao huyết áp

 

Do hệ thống tuần hoàn và thận phụ thuộc vào nhau, trong đó thận có nephron nhỏ lọc chất thải và chất lỏng bổ sung từ máu. Trường hợp các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Vì vậy, đó là lý do tại sao huyết áp cao là nguyên nhân thứ hai gây ra suy thận.

Nước tiểu có sự thay đổi

 

Bạn không nên bỏ qua các thay đổi khi: Hay mắc tiểu, tiểu nhiều lần và đặc biệt là vào ban đêm. Nếu thận bình thường sẽ đi tiểu ngày 4-10 lần.
 
Xuất hiện máu trong nước tiểu.
 
Nước tiểu có bọt.
  
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/16/Mắc bệnh suy thận, nên ăn gì- - LATV_16032020160517.mp4[/presscloud] 
Mắc bệnh suy thận, nên ăn gì
 
 Minh Tú (t/h)