Tiết trời đang ẩm ương, phụ huynh nhớ chú ý 10 triệu chứng cảnh báo bệnh thường gặp ở trẻ

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ bị virus gây bệnh tấn công gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, gặp lúc thời tiết giao mùa, các chứng bệnh này thường gặp ở con, bạn cần chú ý.
Hiện nay, chất lượng không khí suy giảm, sự biến đổi khí hậu tác động đến nhiều vấn đề môi trường thiên nhiên, cộng với đó là tình trạng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đang diễn biến phức tạp,… gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như sức khỏe của người dân.

 

Xem thêm: 10 triệu chứng 'nhỏ' nhưng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm, ai cũng cần chú ý

 
Trong điều kiện tình hình này, trẻ em là đối tượng đáng lo ngại nhất, bởi khả năng miễn dịch của trẻ yếu nên rất dễ bị mắc các bệnh lúc thời tiết chuyển mùa. Để đề phòng, ngăn ngừa cũng như chẩn đoán các bệnh lý con em mình cót thể mắc phải, báo SKCĐ xin nêu ra các triệu chứng bệnh thường gặp sau đây, nhằm giúp quý phụ huynh có biện pháp xử lý.
 

Hắt hơi, sổ mũi, mặt xuất hiện vết ban

 

Nếu trẻ gặp các dấu hiệu như trẻ, cha mẹ cần nghĩ đến ngay khả năng con bị bệnh sởi. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxoviridae gây ra, bệnh rất dễ bùng phát thành dịch. Sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, dễ tấn công người chưa có miễn dịch, đặc biệt là trẻ em chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ.

Triệu chứng nhận biết

 

Các triệu chứng của bệnh gồm có: Trẻ nổi các nốt đỏ thành từng mảng dày ở sau tai, mặt rồi lan xuống cổ và ngực kèm theo sốt cao, ho dai dẳng hoặc mắt đỏ.

Thường, các triệu chứng của sởi rất dễ nhầm với biểu hiện của rôm sảy, dị ứng, thủy đậu, rubella… Chính sự nhầm lẫn này dẫn đến cách phòng lây nhiễm, điều trị không đúng, làm cho bệnh sởi của trẻ tiến triển sang thể nặng, đồng thời dễ làm bệnh lan rộng thành dịch.
 
Tiết trời chuyển mùa, phụ huynh nhớ chú ý với 10 triệu chứng cảnh báo bệnh thường gặp ở trẻ
Trẻ nổi ban đỏ là triệu chứng của bệnh sởi
 
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ như, tiêu chảy, viêm tai giữa đến biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não. Bệnh biến chứng nghiêm trọng có thể gây từ vong ờ trẻ.

Cách phòng ngừa và điều trị

 

Khi thấy trẻ có dấu hiệu của sởi như như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban… phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng. Đồng thời cũng cần tuân đúng hướng dẫn của bác sĩ để cách ly trẻ, tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

Phụ huynh nên chủ động tiem vắc xin sớm cho trẻ để phòng bệnh sởi. Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ cần tiêm mũi thứ 1 ngay từ 9 tháng tuổi, tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc 18 tháng (vắc xin chứa thành phần sởi và rubella). Bên cạnh đó, khi trẻ đến 12 tháng, bố mẹ cũng cần bổ sung thêm mũi vắc xin phối hợp Sởi – Quai bị – Rubella để trẻ có thể được bảo vệ khỏi 3 bệnh này. 

Với phụ nữ khi mang thai, nếu bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non… Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng trước khi mang thai. Các bà bầu có dấu hiệu bệnh sởi nên đến cơ sở y tế khám, theo dõi dấu hiệu của thai để được hỗ trợ y tế kịp thời.

Ban ngứa, nổi mụn nước là triệu chứng của bệnh thủy đậu

 

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster (VZV), lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người mang bệnh , qua con đường nói chuyện, ho, hắt hơi.

Bệnh cũng có thể lây nhiễm gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu bị thủy đậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành, phát triển và sức khỏe của thai nhi.

Triệu chứng cụ thể:

 

Theo tư vấn của chuyên gia, các biểu hiện, triệu chứng của thủy đậu có thể nhận biết như:

Xuất hiện ban ngứa, nổi mụn nước, sốt nhẹ, mệt mỏi. Những nôt mụn nước khởi phát nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân.
 
Nó có đường kính từ l - 3 mm, chứa dịch trong. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi bội nhiễm thì mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Không chỉ có mụn nước, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn.
 
Tiết trời chuyển mùa, phụ huynh nhớ chú ý với 10 triệu chứng cảnh báo bệnh thường gặp ở trẻ
Vết mụn nước là triệu chứng của thủy đậu
 
Trẻ lớn hơn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn.

Thông thường, bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày. Nếu không gặp biến chứng, các nốt thủy đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm khuẩn thì mụn nước có thể để lại sẹo. Bệnh thủy đậu lây lan rất nhanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày do đó cần cách ly để đề phòng lây lan.

Cách điều trị bệnh thủy đậu

 

Bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt paracetamol khi thấy con sốt cao, kèm theo đó là thuốc an thần chống co giật; chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin. Trường hợp bội nhiễm sẽ dùng kháng sinh thích hợp.
 
Trong quá trính chăm sóc, xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm. Phụ huynh chu sý giữ gìn vệ sinh da, đảm bảo cho da bé khô sạch, không để cho trẻ gãi.

Dùng dung dịch xanh -methylen hoặc thuốc tím 1/4.000 để chấm các nốt loét, mặc quần áo vải mềm, sạch sẽ. Bên cạnh đó, cho con vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh tai mũi họng Đảm bảo mặc đủ ấm, tránh gió, ăn uống đủ dinh dưỡng, đủ calo và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chừng nào, các vết ban dần lặn xuống, vẩy đã bong hết, bố mẹ có thể cho con ra khỏi cách ly.

Trẻ đau đầu, người lờ đờ chậm chạp: Viêm não Nhật Bản

 

Các triệu chứng cụ thể


Mọi lứa tuổi đều, nếu chưa có miễn dịch với virút viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Theo Y văn Thế giới, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi , chiếm tỉ lệ trên 90% số trường hợp mắc bệnh, trong đó đa số là trẻ từ 1 - 5 tuổi.

Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc viêm não Nhật Bản cao nhất ở nhóm trẻ em 5 - 9 tuổi, hoặc lớn hơn. Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm nếu không đươc chữa trị kịp thời, khả năng dẫn đến tử vong cao.

Viêm não Nhật Bản thường khởi phát đột ngột, kèm các triệu chứng như sốt cao 39 - 400C, đau đầu, buồn nôn và nôn. Nặng hơn một chút, dẫn đến co giật, co cứng cơ và lú lẫn.
 
Tiết trời chuyển mùa, phụ huynh nhớ chú ý với 10 triệu chứng cảnh báo bệnh thường gặp ở trẻ
Trẻ bị viêm não Nhật Bản thường có triệu chứng lờ đờ, mệt mỏi 
 
Nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở não, ở màng não và rối loạn thần kinh thực vật. Có 2 triệu chứng phổ biến của màng não là “cứng gáy” và dấu hiệu Kernig.

Biểu hiện của rối loạn vận đông thể hiện trên nhiều khuôn mặt như co cứng cơ mặt, cơn quay mắt quay đầu, co giật, run giật, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.
 
Những triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề như nhiệt độ cơ thể dao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột.

Biểu hiện của rối loạn tâm thân như rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.

Tuy nhiên, đối với các bé nhỏ tuổi hơn dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện, nên chỉ dựa vào một ố dấu hiệu như nôn, ói nhiều, thóp phồng (nếu còn thóp), khóc không thể dỗ nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bồng lên hoặc làm thay đổi tư thế, gồng cứng người.

Đau đầu, sổ mũi

 

Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh cúm. Cúm là bệnh truyền nhuyễn cấp tính do virus cúm gây ra. Loai bệnh này lây truyền trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp thông qua nước bọt và dịch họng có chứa virus cúm.

Triệu chứng của bệnh cúm

 

Biểu hiện là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Chứng ho thường nặng và kéo dài, kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy). Để xảy ra biến chứng có thể khiến tử vong.
 

Ho có đờm

 

Triệu chứng này có thể là bệnh viêm phổi. Bệnh nhân có biểu hiện ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng… đôi khi ho ra máu. Ngoài ra còn có hiện tượng tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh… Khi trẻ xuát hiện những dấu hiệu trên bố mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế thăm khám kịp thời.

Viêm họng do virus

 

Trẻ sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh 1 - 2 ngày, sẽ có triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Chứng ho xuất hiện sau 4 - 5 ngày do họng bị kích thích. Với trẻ nhỏ, có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 5 - 7 ngày.
 

Mẩn đỏ

 

Tiết trời chuyển mùa, phụ huynh nhớ chú ý với 10 triệu chứng cảnh báo bệnh thường gặp ở trẻ
Mẩn đỏ là triệu chứng của dị ứng da do thay đổi thời tiết
 
Khi sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cùng sự sụt giảm độ ẩm không khí là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ, da dị ứng, mẩn đỏ… Triệu chứng của bệnh thường là da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu…

Đau rát họng

 

Là một trong những biểu hiện của bệnh viêm họng. Khi mắc bệnh, trẻ sốt cao trên 39 - 40 độ C, kèm theo là ho, nghẹt mũi, đau rát họng . Với trẻ nhỏ thì bỏ ăn, bú í, hay quấy khóc còn trẻ lớn có biểu hiện đau đầu, đau họng, nghẹt mũi, ù tai, rát họng. Một số em kêu bị đau nhức trong tai, kèm theo đó là chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn….
 
 
Tiết trời chuyển mùa, phụ huynh nhớ chú ý với 10 triệu chứng cảnh báo bệnh thường gặp ở trẻ

Chứng này không được điều trị rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (trẻ nhỏ) , nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.

Nhiệt độ cơ thể tăng từ 37,5 - 38,5 độ C 

 

Đó là biểu hiện của triệu chứng sốt nhẹ. Trường hợp nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá 37,50C (đo ở vùng nách) là sốt. Tuy nhiên, trẻ chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt tăng lên từ 38,5 – 39 độ C. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ chỉ cần đắp khăn thấm nước ấm. Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, tránh không cho trẻ mặc nhiều quần áo, thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ và đặc biệt cần bổ sung đầy đủ lượng nước uống cho trẻ.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/11/-Hoảng- với di chứng của viêm não Nhật Bản - VTC_11032020133358.mp4[/presscloud]
Hoảng với di chứng của viêm não Nhật Bản - VTC
 

Minh Tú (t/h)