Nhận diện triệu chứng viêm họng ở trẻ em, cha mẹ hết sức để ý trong mùa thời tiết ẩm ương này

Viêm họng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ mỗi khi thời tiết giao mùa. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm họng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng khác.

Tác nhân gây bệnh viêm họng nói chung

 

Theo chuyên gia khoa nhi, khoảng 80% các trường hợp trẻ bị viêm họng đều do virus thường xảy ra khi cảm cúm, cảm lạnh hoặc do vi khuẩn, như nhiễm khuẩn liên cầu. Khi trẻ bị viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A, đây được coi là tình trạng nguy hiểm bởi vỏ của loại liên cầu này có cấu tạo tương tự màng thận, màng tim, màng khớp.
 
Chứng này không được điều trị kịp thời, các vi khuẩn này có thể tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim,…
 
Nhận diện triệu chứng của viêm họng để bảo vệ trẻ giữa mùa dịch
 
Bên cạnh đó, viêm họng ờ trẻ cũng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như dị ứng phấn hoa, chất kích thích, gia vị,…; Hít phải không khí ô nhiễm; Căng cơ cổ họng khi nói nhiều, hét; Trẻ bị trào ngược dạ dày, hay nôn, trớ; Nhiễm trùng cổ họng; Thay đổi thời tiết; Hệ miễn dịch kém.
 
Ngoài ra, bệnh cũng xảy ra khi trẻ tắm ở những nơi có gió lùa, tắm nước lạnh hay mặc quần áo ngay sau khi tắm mà không lau người. Đồng thời, thói quen ngồi trong phòng máy lạnh lâu hoặc đang ở trong nóng chuyển sang ngồi phòng máy lạnh đột ngột cũng khiến trẻ bị viêm họng.
 

Các chứng viêm họng thường gặp ở trẻ

 

Dựa vào mức độ bệnh, viêm họng ở trẻ được chia thành các nhóm:

Viêm họng cấp ở trẻ em: Tình trạng bệnh khởi phát đột ngột và được cải thiện, thuyên giảm rõ rệt sau 7 – 10 ngày.
 
Viêm họng mãn tính ở trẻ em: Bệnh thường kép dài không khỏi và có xu hướng tái phát nhiều lần. Chứng bệnh này được chia thành viêm họng hạt và viêm họng mủ.
 
Nhận diện triệu chứng của viêm họng để bảo vệ trẻ giữa mùa dịch
Dựa vào mức độ bệnh ở trẻ, viêm họng được chia ra nhiều chứng
 
Viêm họng mủ ở trẻ em: Đây là một dạng biến thể nặng của viêm họng với đặc trưng bởi sự tụ mủ khu trú tại vòm họng. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe cổ họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản cấp, thậm chí là viêm phổi…

Viêm họng hạt ở trẻ em: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần ở niêm mạc họng khiến các mô lympho ở thành sau họng phình lên, tạo thành các ổ trùng.
 

Triệu chứng viêm họng ở trẻ em 

 

Theo chia sẻ của lương y, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn - GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, trẻ có sức đề kháng yếu vì vậy dễ bị các tác nhân bên ngoài như môi trường, vi khuẩn phế cầu, liên cầu khuẩn nhóm A, virus… tấn công và gây bệnh.
 
Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu ban đầu của viêm họng cấp thường là quấy khóc, chán ăn, bỏ bú do tình trạng đau họng kéo dài, có thể ho và sốt lên tới 39 độ C. Với trẻ lớn hơ, sẽ thấy họng sưng, tấy đỏ.
 
Nhận diện triệu chứng của viêm họng để bảo vệ trẻ giữa mùa dịch
Trẻ bị viêm họng thường có biểu hiện sốt kèm theo
 
Gần 80% bệnh viêm họng ở trẻ em là do virus gây ra chính vì vậy việc dùng kháng sinh điều trị sẽ không mang lại tác dụng, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. Thay vào đó chỉ cần phát hiện sớm triệu chứng bệnh, đưa bé đến gặp bác sĩ đồng thời cho trẻ nghỉ ngơi, bệnh sẽ thuyên giảm".

Bố mẹ nên nhận biết sớm các triệu chứng viêm họng ở trẻ nhỏ như sau:

Bé ho nhiều, khàn tiếng, ho có đờm,..

Trẻ bị sốt cao trên 8 - 40 độ C, người mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn.
 
Khi con bị hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè, khó thở.

Cổ họng trẻ bị sưng đỏ hoặc có đốm trắng quanh vòm họng.
 
Nổi hạch, cổ bị sưng đau, trẻ ho có đờm nhầy, có hạt…
 
Theo nhận định của bác sĩ Tuấn, viêm họng ở trẻ không phải là bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan, coi nhẹ, điều trị qua loa hay tự ý mua thuốc về sử dụng, dùng thuốc sai cách... Như vậy chỉ khiến cho bệnh chuyển nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phổi hay thậm chí là thấp tim, thấp khớp…

Chữa viêm họng cho trẻ bẳng phương thuốc dân gian

 
Khi phát hiện con có dấu hiệu viêm họng, ở mức độ nhẹ, các bậc phụ huynh có thể điều trị tại nhà cho trẻ bằng cách áp dụng các phương thuốc dân gian như:
 

Bài thuốc từ quất hấp đường phèn

 

Bạn cắt đôi quả quất, thêm chút đường phèn rồi đem chưng cách thủy trong 30 phút. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống từ 2 – 3 muỗng/ lần, thực hiện đều 3 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc từ lá húng

 

Bạn lấy một nắm lá húng chanh tươi, rửa sạch rồi thêm 20g đường phèn đem chưng cách thủy. Chắt lấy nước, cho bé uống thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Vỏ xoài và nước lọc

 

Pha lẫn 10ml nước vỏ xoài với 125ml nước lọc đun sôi rồi nguội và dùng để súc miệng thường ngày.

Dùng giấm trắng, nước và muối

 

Bạn pha một cốc nước ấm với 2 thìa mật ong và 1 thìa nước chanh, rồi dùng dung dịch này để nhấp từng hớp nhỏ.
 

Bài thuốc từ bột quế, hạt tiêu và mật ong

 

Bố mẹ dùng 1 thìa bột quế đun với 1 cốc nước, có thêm một chút hạt tiêu và 2 thìa mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình hình.

Hoặc nghệ

Bạn lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.

Hay gừng

 

Nói đến chữa viêm họng không thể không kể đến tác dụng của gừng. Bạn lấy một thìa nước gừng và một thìa mật ong trộn với nhau rồi ăn hỗn hợp gừng và mật ong. Sau đó uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng.

Dinh dưỡng khi trẻ bị viêm họng

 

Khi trẻ bị viêm họng, bố mẹ nên bổ sung các món ăn giàu vitamin C, kẽm giúp cải thiện sức đề kháng.
 
Cho trẻ ăn các loại rau củ, hoa quả như như cam, chanh, bưởi, ổi, xoài, chuối, củ cải trắng, rau chân vịt, đậu hà lan
 
Bảo vệ cổ họng bằng các thức ăn mềm, dễ nuốt.
 
Đồng thời nên tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên nướng, cay nóng. Không uống nước đá lạnh, đồ uống có gas. 
 
Ngoài ra, để phòng ngừa viêm họng ở trẻ quay lại, bố mẹ cũng cần chú ý:
 
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng.
 
Bổ sung nước, hoa quả giải nhiệt, kháng viêm
 
Không để trẻ ở nhiệt độ phòng quá thấp hay quá cao, duy trì từ 25 – 27 độ C.

Trẻ đổ mồ hôi nhiều, không nên tắm ngay và hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/06/Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh viêm mũi họng_06032020171532.mp4[/presscloud]
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh viêm mũi họng - Truyền hình Nhân Dân