Chưa cần nhiễm COVID-19, viêm phổi ở trẻ cũng cực nguy hiểm nếu không kịp phát hiện các triệu chứng

Viêm phổi khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong điều kiện thời tiết và tình hình dịch COVID-19 đang hoành hành, căn bệnh này càng khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy, triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ là gì?
Theo tham vấn của PGS.TS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc kẹt trong cơ quan này. Chúng sinh sôi, nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn và một so loại virus khác cũng gây nên bệnh này.

Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau khoảng vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.
 
Bệnh viêm phổi nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng, dẫn đến tử vong ở trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ

 

Viêm phổi có thể xuất hiện do nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng gây ra. Hầu hết các trường hợp viêm phổi là do nhiễm virus gây bệnh như: Adenovirus, rhinovirus, virus cúm và siêu virus parainfluenza (cũng có thể gây ra ung thư).
 
Về cơ bản, viêm phổi bắt đầu sau khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp (nhiễm trùng mũi và họng). Các triệu chứng bắt đầu sau 2 đến 3 ngày bé bị cảm lạnh hoặc đau họng, sau đó bệnh lây lan đến phổi. Bệnh tiến triển khá nhanh, bắt đầu với một cơn sốt cao đột ngột và thở nhanh bất thường.
 
 Dịch bệnh khó lường, bố mẹ cần nhận biết những triệu chứng này ở trẻ để ngăn ngừa bệnh viêm phổi
Viêm phổi ở trẻ nhỏ cần được phát hiện kịp thời
 
Viêm phổi do virus ở trẻ có thể sẽ có các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn và ít nghiêm trọng hơn, mặc dù thở khò khè có thể phổ biến hơn.

Nhận diện ngay các triệu chứng viêm phổi

 

 
Các triệu chứng viêm phổi phổ biến ở trẻ như: 

Thở nhanh

 

Bé rơi vào tình trạng thở nhanh. Bé từ 2 đến 12 tháng và có nhịp thở hơn 50 lần mỗi phút hoặc bé từ 1-5 tuổi và có nhịp thở hơn 40 lần mỗi phút. lúc đó, bố mẹ cần đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

Sốt

 

 Dịch bệnh khó lường, bố mẹ cần nhận biết những triệu chứng này ở trẻ để ngăn ngừa bệnh viêm phổi

 
Nhận thấy con có biểu hiện sốt cao kết hợp với ho khan, đau ngực, khó thở, co giật và thở hụt hơi. Đó là dấu hiệu của viêm phổi ở trẻ.

Tức ngực

 

Đây cũng là một trong những triệu chứng viêm phổi ở trẻ. Con bị tức ngực, có khả năng đau vùng xương sườn khi hít thở và ho. Bố mẹ nên hỏi con vùng đau để dễ bề nhận diện.

Ho

 

 Dịch bệnh khó lường, bố mẹ cần nhận biết những triệu chứng này ở trẻ để ngăn ngừa bệnh viêm phổi

 
Đây là triệu chứng điển hình. Bé có thể bị ho khô hoặc ho có đờm khi bị viêm phổi.
 
Thấy trẻ có một trong những triệu chứng như trên, khả năng là con đã bị viêm phổi. Bệnh viêm phổi ở trẻ em không thể chủ quan, khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm sau, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời:
 
Khi bé dưới 3 tháng tuổi bị viêm phổi.
 
Nhịp thở của bé gấp, hổn hển và khó thở.
 
Ăn ít, chán ăn hơn ngày thường. Sắc mặt nhợt nhạt và mệt mỏi.
 
Môi và lưỡi của bé tím tái.
 
Hay buồn ngủ và khó thức dậy.
 
Khi bé có bất cứ dấu hiệu nào bát thường về đường thở.

Hướng điều trị khi trẻ bị viêm phổi

 

Ở trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể cho con điều trị tại nhà và thực hiện các biện pháp chăm sóc như sau:
 
Cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp cơ thể tăng sức đề khàng chống lại nhiễm trùng.

Nếu con bị viêm phổi do vi khuẩn và bác sĩ đẫ kê đơn kháng sinh, hãy cho bé uống thuốc theo đúng lời khuên của bác sĩ. Nếu bé khó hở, có thể cho sử dụng thuốc xịt mũi đẻ làm đường thở thông thoáng. Bố mẹ cũng có thể sử dụng máy làm ẩm khong khí để giúp bé dễ thở hơn.

Trước khi cho con uống thuốc ho hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối, không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và cảm lạnh.
 
Bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của bé mỗi lần vào buổi sáng và buổi tối. Khi con bị sốt cao bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.
 
Bố mẹ kiểm tra môi và tay của bé để đảm bảo chúng có màu hồng. Nếu phát hiện con có màu môi, mong tay màu xanh hoặc màu xám, đó là một dấu hiệu cho thấy phổi không nhận được đủ oxy, nên đưa con đến cơ sở y tế kịp thời.
 
Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Văn Công trên báo Sức khỏe và đời sống, hầu hết, các trẻ em bị viêm phổi do vi khuẩn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau 2-3 ngày kể từ khi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trẻ có thể sẽ cảm thấy mêt và ho vài tuần, có khi cả tháng khi được điều trị.
 
Giai đoạn này, bó mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên cho trẻ từng lượng nhỏ nước uống chứ không cần quá nhiều cùng một lúc.
 
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ thông qua sữa, cháo, soup...
 
Bên canh đó, chú ý theo dõi tình trạng đi tiểu của bé để xem cung cấp nước có đủ không. Phát hiện trẻ tiểu ít, nước tiểu vàng có thể là do cung cấp thiếu nước.
 
Trường hợp nếu không thấy bệnh tình có dấu hiệu tốt hơn sau 2 ngày điều trị, hãy gọi cho bác sĩ để chỉnh cách điều trị. 
 
Khi con hết sốt, thở bớt mệt, ăn khá hơn, chứng tỏ cách điều trị đang tiến triển tốt.
 
Viêm phổi nếu điều trị trễ hoặc không đúng cách, hoặc vi khuẩn độc lực quá mạnh có thể gây ra các biến chứng, khiến cho việc điều trị phức tạp và nguy cơ tử vong cao.
 
Thường sẽ gặp các biến chứng như: Tràn dịch, tràn mủ, tràn khí khoang màng phổi, viêm phổi hoại tử, ápxe phổi, kén khí phổi; hạ Natri máu, suy hô hấp và tử vong.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/05/Viêm phổi ở trẻ, cách phòng và điều trị - VTC_05032020103907.mp4[/presscloud]
Viêm phổi ở trẻ, cách phòng và điều trị - VTC