Từ nông thôn tới Harvard, cô gái mồ côi mẹ đi “đường vòng” để đạt kỳ tích

Vũ Hạnh
Ở độ tuổi 30, cô háo hức được học và được đến trường. Cô đã bỏ lỡ quá nhiều thứ và càng thêm trân trọng các cơ hội ở hiện tại.

Năm ngoái, cô đã nhận được thư chấp nhận từ Trường Y Đại học Harvard. Tháng 2 năm nay, cô một mình đáp chuyến bay sang Mỹ, mở ra một chương mới trong cuộc đời. Tuy nhiên, cuộc đời cô lại chẳng hề màu hồng như nhiều người tưởng. Cô tên là Chu Phương.

Chu Phương đi đường vòng để đạt được ước mơ của mình.

Tuổi thơ của Chu Phương

Chu Phương (1992) sinh ra trong một gia đình nông thôn ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Mẹ cô qua đời từ sớm, cô được ông bà ngoại nuôi nấng từ khi lọt lòng.

Ông bà cô không đọc sách, cách nuôi dạy chủ yếu là để cô tự chơi trên cánh đồng. Mỗi khi làm việc đồng áng, họ lại dắt cô theo. Cô thường chơi cùng với bạn bè trong xóm, cùng nhau lội sông bắt cá tôm.

6 tuổi cô mới học mẫu giáo, vì vẫn chưa bỏ được tật đánh nhau, không thể tập trung trong lớp nên cô luôn ngồi bàn đầu. Năm lớp 1, lớp 2, cô còn chưa biết chữ, luôn chậm hơn những đứa trẻ khác.

Mặc dù bà cô không biết chữ luôn sẵn sàng cầm đèn pin vào làng vào ban đêm để tìm những đứa trẻ lớn hơn để giúp cô làm bài tập về nhà. Dần dần, cô như được khai sáng trong học tập, trở nên tập trung hơn. Lên lớp 3, điểm của cô cao nhất lớp, thậm chí có lúc đứng đầu trường.

Ông bà sẽ cho cô 50 xu mỗi ngày như tiền tiêu vặt, cô không muốn tiêu nó, vì vậy đã để dành tất cả số tiền đó để mua sách. Cô tìm thấy niềm vui trong thế giới học tập. Ở đó, miễn là cô học hành chăm chỉ là sẽ được điểm cao.

Trước khi khai giảng, không biết vì sao cô thường cảm thấy chóng mặt, đi bệnh viện kiểm tra thì nói là thiếu máu. Bác sĩ cũng nhận thấy mắt cô bị lồi rõ rệt và đề nghị phẫu thuật càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến chức năng thị giác.

Những năm tháng ấy, để lo cho cô ăn học, ông ngoại đã ngoài 60 tuổi vẫn phải ra công trường khuân vác đá, mồ hôi nhễ nhại, đế giày mỏng như tờ giấy. Bà ngoại cũng bắt đầu đi nhặt phế liệu kiếm tiền, dành dụm nuôi cô ăn học.

Bệnh thiếu máu suy dinh dưỡng của cô không thuyên giảm nhờ ăn uống cải thiện mà càng ngày càng nặng hơn khi học hành nhiều hơn.

Mãi về sau, chứng thiếu máu của cô ngày càng nghiêm trọng, chóng mặt còn nặng hơn trước, trong kỳ kinh nguyệt, có lúc cô ngất xỉu. Đi kèm với căn bệnh này là cô luôn ngủ gật trong lớp.

Cuối cùng, vào năm lớp 11, cô trượt từ lớp chuyên xuống lớp thường. Trước khi rời khỏi lớp học thực nghiệm, cô nhìn lại lần cuối cơ sở mục tiêu được dán trên tường: Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, rồi bước ra khỏi lớp.

Lên lớp 12, cô mất cả hứng thú và ý chí học tập, và có lẽ việc cô làm nhiều nhất mỗi ngày là ngủ. Các thầy cô biết hoàn cảnh gia đình cô nên cũng không tạo áp lực lớn ngoài việc nhẹ nhàng nhắc nhở rằng, điểm số của cô tụt quá nhanh. Vì vậy, cô thụ động chờ đợi kỳ thi tuyển sinh đại học mỗi ngày, mặc cho số phận. Cuối cùng, cô rớt đại học, dù biết trước kết quả nhưng cô vẫn rất buồn.

Bước ngoặt học ngành y

Sau đó, cô tình cờ biết chuyên ngành y của một trường đại học cơ sở miễn học phí. Bằng cách này, cô đã trở thành sinh viên đại học duy nhất trong lớp.

Sau khi vào đại học, thể chất của cô vẫn còn kém, học một chút cũng cảm thấy khó chịu, may mắn là cường độ học tập không quá căng thẳng. Ngoài việc học, cô phát tờ rơi và làm một số công việc bán thời gian để kiếm chi phí sinh hoạt.

Khi tìm hiểu một số kiến ​​thức y học, cô biết cách điều trị bệnh thiếu máu của mình, bắt đầu uống thuốc đều đặn để điều chỉnh, cơ thể khỏe lên từng ngày. Nhờ thực tập, cô có cơ hội tiếp xúc với một số bệnh nhân có ý nghĩa lớn đối với mình.

Cô đã khám phá ra ý nghĩa thực sự của việc học ngành y là để chữa bệnh và cứu người. Cô có thêm động lực học lên để trở thành bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp, tôi vào Bệnh viện Ung bướu Từ Châu để tham gia khóa đào tạo tiêu chuẩn của bác sĩ đa khoa.

Cô quyết định tham dự kỳ thi tuyển sinh sau đại học, vừa học vừa làm. Cô làm việc tới 12h đêm nhưng vẫn cố học thêm chút cho tới 2h sáng mới chịu đi ngủ. Đó là khoảng thời gian rất mệt mỏi nhưng cô biết mình không còn con đường nào khác.

Cuối cùng, trong kỳ thi sơ tuyển sau đại học toàn quốc năm 2017, điểm của cô đậu vào khoa Y thuộc Đại học Đông Nam.

Cô thông báo tin vui này với ông bà nhưng họ không vui lắm. Họ không mong cô hoá rồng hoá phượng, chỉ mong cô sớm lập gia đình và chăm sóc ông bà đã già. Nhưng sau khi trải qua thất bại trong kỳ thi tuyển sinh đại học và không cam lòng trước số phận, đối với cô, việc trọng đại trong đời không còn là kết hôn sinh con, mà là theo đuổi cuộc sống mà mình mong muốn.

Sau khi vào trường Đại học Đông Nam, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, cô nhanh chóng có bài báo xuất bản đầu tiên, nhận được bằng sáng chế quốc gia. Trong thời gian nghiên cứu sinh, cô cũng được học bổng quốc gia, nghiệp thạc sĩ xuất sắc và các danh hiệu khác.

Cô quyết định tiếp tục nghiên cứu tiến sĩ với thầy hướng dẫn của mình.

Sau gần 10 năm đi đường vòng, cuối cùng cô đã quay trở lại với những gì tôi cho là đang đi đúng hướng. Mặc dù tôi đã gần 30 tuổi và đang học tiến sĩ, nhưng những trải nghiệm đường vòng đã cho cô một cái nhìn khác về cuộc sống.

Thượng đế như đóng lại một cánh cửa, nhưng đồng thời cũng ban cho cô tính cách ngoan cường, gieo vào lòng cô những hạt giống khát khao tri thức. Vì vậy, cô cảm thấy số phận rất công bằng với mình. Chỉ là may mắn, nó không ập đến với cô đột ngột.

Sau khi lấy bằng thạc sĩ, tâm lý của cô cũng thay đổi, cô không muốn ra nước ngoài và rời xa ông bà. Cô quyết định đăng ký liên kết đào tạo tiến sĩ tại nơi tốt nhất thế giới về y học - Trường Y Harvard.

Cô trân trọng những cơ hội này rất nhiều. Để vượt qua suôn sẻ, cô còn viết thư giới thiệu đến Mayo Clinic, tập đoàn y khoa tốt nhất thế giới, vừa để phỏng vấn thêm tiếng Anh, vừa rèn luyện kỹ năng chinh phục Harvard. Trong hơn một tháng, cô liên tục tham gia nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau, múi giờ giữa Trung Quốc và Mỹ chênh lệch nhau 12 tiếng, các cuộc phỏng vấn đều diễn ra vào nửa đêm

Cuối cùng, cô nhận được 3 đề nghị từ các phòng thí nghiệm khác nhau ở Harvard và Mayo. Cô chọn Harvard.

Khi ông bà biết tin cô đi Mỹ, ông bà không vui mà chỉ lo lắng. Cô tự trách mình ích kỷ bỏ mặc ông bà ở nhà, và tự hỏi lại bản thân điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời.

Cuối tháng 2 năm nay, cô đáp máy bay từ Thượng Hải đến Boston, Mỹ với 500 đô la và 2 vali. Ở tuổi 30, cô vẫn đang say sưa tận hưởng quá trình học và học như một đứa trẻ háo hức đến trường. May mắn là tuổi 30 của cô không có cảnh mẹ chồng nàng dâu, không phải chăm sóc con cái và cô vẫn đang sống cho chính mình.

NHẬT DƯƠNG (Theo Sohu)