Tranh cãi cà phê gây ung thư
Năm 2019, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland (Úc) công bố trên tạp chí khoa học International Journal of Epidemiology một nghiên cứu về "hiệu ứng vô giá trị" dựa trên kết quả khảo sát 316.000 tình nguyện viên. Trong số này có 46.155 người là bệnh nhân ung thư, số còn lại là người khỏe mạnh dùng để đối chiếu. Trong số bệnh nhân ung thư, có 7.000 người đã điều trị thất bại và tử vong.
Nhóm tác giả này công bố kết quả khẳng định việc uống nhiều hơn hay ít đi một vài ly cà phê trong ngày cũng làm ảnh hưởng tới nguy cơ mắc ung thư hay sự tiến triển của bệnh thư ở hàng trăm ngàn tình nguyện viên.

Trước đó năm 2018, một phán quyết ở Los Angeles (California, Mỹ) đã buộc thương hiệu cà phê Starbucks dán nhãn cảnh báo nguy cơ gây ung thư lên các sản phẩm bán tại California làm dấy lên mối lo ngại về việc uống cà phê có thể gây ung thư trong cộng đồng người tiêu dùng.
Bởi trước đó một số nghiên cứu trên động vật cho rằng thành phần acrylamide trong cà phê có thể làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư.
Trước sự phản đối dữ dội của các nhà khoa học, bang California sau đó đã rút lại quyết định dán nhãn "gây ung thư" cho cà phê.
Uống cà phê giảm nguy cơ ung thư
Cho đến trước năm 1991, nhiều ý kiến vẫn một mực khẳng định "có thể gây ung thư", đặc biệt là ung thư ruột. Trước rất nhiều tranh cãi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết luận: Uống cà phê giúp bảo vệ cơ thể, phòng tránh ung thư. Cụ thể, thường xuyên uống cà phê có thể bảo vệ chống lại ít nhất hai loại ung thư.
Một nhóm nghiên cứu khoa học làm tác giải của Hướng dẫn chế độ ăn uống của chính phủ liên bang Hoa Kỳ năm 2015 cho hay có bằng chứng mạnh mẽ về việc uống 3-5 cốc cà phê mỗi ngày không có hại, ngược lại còn làm giảm một số bệnh mạn tính.
Trong báo cáo được công bố trên Tạp chí Lancet Oncology, Tổ chức nghiên cứu ung thư của WHO cho biết kết quả tổng kết hơn 1.000 nghiên cứu và đưa ra các bằng chứng cho thấy rằng uống cà phê không gây ra ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Thậm chí thức uống này còn làm giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư gan. Chưa thể đánh giá mối liên quan của cà phê với 20 loại ung thư khác.

Các nhà nghiên cứu từ Ấn Độ công bố trên Tạp chí Khoa học thực phẩm và Sức khỏe con người kết quả đánh giá đặc tính chống ung thư của phức hợp a xít chlorogenic có trong hạt cà phê xanh. Kết quả là axit chlorogenic đã khử caffein và đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư ở người và chuột cụ thể là làm ức chế ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, nếu nói cà phê gây ung thư vẫn có cơ sở vì trong quá trình được rang chín, hạt cà phê sẽ sản sinh ra acrylamide không tốt cho sức khỏe. Đổi lại, lượng caffeine có trong hạt có vai trò phòng chống ung thư. Vì thế, để có lợi cho sức khỏe, chỉ nên uống cà phê với lượng vừa phải.
Người bệnh ung thư có được uống cà phê?
Cà phê có tác dụng phòng chống ung thư với người khỏe mạnh vậy còn người bệnh ung thư có được uống cà phê. Cà phê được chứng minh có tác dụng hiệu quả phòng chống ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy... nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.

Một số nghiên cứu chỉ ra uống hơn 4 ly cà phê mỗi ngày có nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp đôi so với người không uống. Do bàng quang là nơi chứa nước tiểu, chứa nhiều chất thải khác nhau và một số trong đó là yếu tố gây ung thư. Sự lặp đi lặp lại tác động của các chất này trong một thời gian dài, chứa trong bàng quang nhiều lần có thể gây nên biến đổi, đột biến gen của các tế bào biểu mô bàng quang và gây ung thư. Do vậy, uống cà phê làm tăng nguy cơ mắc và trầm trọng hơn ung thư bàng quang.
Trong thời buổi cà phê bị "độn" nhiều hơn cà phê nguyên chất, cách tốt nhất là mọi người nên cảnh giác và tìm mua nguồn cà phê chất lượng. Với người bệnh ung thư uống cà phê tốt nhất nên thận trọng, cách tốt nhất là xin ý kiến tư vấn của bác sĩ và căn cứ và loại ung thư mình mắc phải.