Vì sao phụ nữ Ấn Độ luôn điểm một nốt ruồi đỏ ở ấn đường?

Phụ nữ Ấn Độ nổi bật bởi vẻ đẹp rạng ngời với đôi mắt to tròn trong veo, ngoài ra nốt ruồi đỏ giữa ấn đường cũng trở thành điểm nhấn ở các cô gái Trung Đông.

Ấn Độ là đất nước có bề dày văn hóa và lịch sử phong phú, nơi đây cũng là 'tọa độ' mang đến nhiều sự phát minh mới cho nhân loại. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, phong cách ăn mặc, tập tính sống đặc trưng của người dân xứ Ấn đã trở thành điểm nhận dạng và góp phần phát triển văn hóa nơi đây.

Nhiều người luôn đặt ra câu hỏi thắc mắc rằng tại sao phụ nữ Ấn Độ lại có nốt ruồi đỏ giữa ấn đường, liệu đây là cách trang điểm hay là nốt ruồi thể hiện sự may mắn?

Nốt ruồi son trở thành 'đặc sản' của người phụ nữ Ấn Độ

Thực chất nốt ruồi đỏ là đặc điểm nhận dạng của phụ nữ đã có chồng, trong lễ cưới sau khi chú rể chấm chu sa xong sẽ điểm một nốt ruồi màu đỏ lên trán của cô dâu. Điều này nhấn mạnh rằng đây là người phụ nữ đã có chủ và bắt đầu cuộc sống hôn nhân bên nhà chồng.

Như tục lệ, nếu sau khi cưới người phụ nữ đã có chồng lại không chấm nốt ruồi đỏ sẽ bị lên án và chê trách khốc liệt bởi theo phong tục nơi đây thì đó là hành động không tôn trọng thần linh, phản bội chồng và đang có ý muốn trăng hoa với người đàn ông khác ở ngoài.

Trong lễ cưới người chồng sẽ chấm nốt ruồi lên ấn đường cho người vợ của mình

Ngoài ra theo vấn đề tâm linh thì ấn đường là nơi tập trung của trí tuệ và sự hanh thông, nếu có nốt ruồi son ở đây cuộc sống sẽ suôn sẻ và gặp được nhiều điều may mắn, là thần phép để tránh xa ma quỷ. 

Ngày nay hòa cùng sự phát triển của thế giới thì các phong tục tập quán của Ấn Độ vẫn được duy trì, tuy nhiên nhiều cô gái chưa chồng vẫn có thể chấm nốt ruồi son để thu hút sự may mắn, bình an đến với cuộc sống của mình. Đây còn là một hình thức trang điểm tạo điểm nhấn thu hút cho người Ấn.