
Hành động dũng cảm của bác sĩ bệnh viện này đã kịp thời cứu sống 1 mạng người và được khen thưởng.
Trước đó ít lâu, cộng đồng mạng dậy sóng Clip đôi thanh niên va chạm giao thông nằm sõng soài nhưng người đi đường làm ngơ. Sau đó, cô gái đã tử vong.
Khi sự phân minh công tội còn hạn chế, khi lòng trắc ẩn không đủ mạnh để người ta vượt qua nỗi lo hay sự vị kỷ bản thân... mà không có biện pháp cải thiện thì rất đáng buồn. Đáng buồn hơn nó đang có nguy cơ được người ta biện minh cho sự vô cảm trong con người.
Trong y khoa, câu nói "không làm gì gây hại" liệu có đúng?
Có một lần, cách đây khoảng 4 năm gì đó. Tôi nhận được thông tin từ bạn đọc cho biết có 1 ca tử vong do bị "dị ứng" với thuốc.
Đề tài thật hót, bệnh nhân tử vong xác định liên quan đến thuốc. Bản thân người nhà bệnh nhân đã cảnh báo và thông báo cho bác sĩ. Trong hồ sơ bệnh án của tuyến dưới cũng đã ghi nhận bệnh nhân sốc, "dị ứng" với thuốc.
Vậy mà bác sĩ bệnh viện tuyến cuối vẫn quyết định cho bệnh nhân dùng. Và kết cục bệnh nhân tử vong, nghi do sốc thuốc?. (trong giấy không ghi nguyên nhân này).
Nhận thông tin xong, tôi liên hệ với vị bác sĩ truởng khoa trên và được biết. Bác sĩ biết bệnh nhân dị ứng thuốc A... Nhưng nếu dùng thuốc này thì bệnh nhân có cơ hội 50-50 sống sót. Còn không thì chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong vì tình trạng nhiễm độc rất nặng (phải mở nội khí quản, nằm chăm sóc đặc biệt..) và không có thuốc khác thay thế...
Kết thúc buổi nói chuyện bác sĩ này khẳng định, tôi đã cố hết sức, nếu có hỏi làm lại không thì tôi vẫn làm vì không còn cách nào khác. (sự thật là nhiều bác sĩ khác đã xác nhận không có thuốc khác thay thế, bệnh nhân bị như vậy không dùng thuốc giải độc thì cũng không qua khỏi là đương nhiên).
Cuối cùng tôi đã gác lại đề tài này. Sinh tử đúng sai là gì khi mục tiêu của người bác sĩ là cứu bệnh nhân!
Hôm nay, có đọc trên facebook của một bác sĩ về chủ đề: Bác sĩ "không được làm khi gây hại". Tôi cũng không dám bác bỏ ý kiến mà ngành y đúc kết nhưng lợi hay hại "phạm trù" nó ở thì... tương lai. Tức khi bệnh nhân sống hay tử vong.
Vì sao?
Tôi từng nhận những lá đơn mà người nhà bệnh nhân phản ánh con, em họ tử vong với vết thuơng ở bụng, lại bị gãy xương sườn... mà trước đó bệnh nhân nhập viện mổ ở vị trí khác.
Qua tìm hiểu mới hay, quá trình phẫu thuật bệnh nhân diễn tiến xấu ngay trên bàn mổ. Bác sĩ phải hồi sức, ấn ngực... bác sĩ thay nhau ấn ngực trong vòng cả chục phút nên không còn đều đặn như bài vở nên bệnh nhân bị thêm gãy xương sườn hoặc vỡ gan... chảy máu trong.
Và sau đó gia đình thấy vết mổ lạ nên yêu cầu làm rõ. Cứ trong tình huống đứng trong phòng mổ bệnh nhân ngưng thở, ngưng tim mà đòi quy trình là thông báo người nhà rồi mới làm thì... chỉ có đuờng báo tử.
Làm gì không có hại? cho sử dụng thuốc, cho chỉ định mổ... bất cứ phương pháp nào tác động lên người bệnh mà chả có hai chiều hướng? Lợi hay hại nó như hai mặt một vấn đề. Và như vậy sinh tử cũng thế, làm gì khi ranh giới mong manh?