Nâng mũi bị lộ đầu mũi, lòi sụn
Theo DailyMail, một người phụ nữ họ Tạ, đến từ Trung Quốc, đã bị một phen kinh hoàng khi chị nhìn thấy một thanh silicon được cấy ghép trong mũi bỗng thò ra ngoài nơi đầu mũi đang bị sưng tấy.
Được biết, chị Tạ đã chi 7.000 nhân dân tệ (gần 23 triệu đồng) để phẫu thuật nâng mũi hồi tháng 3/2017. Nơi chị thực hiện nâng mũi là Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Phương Đông Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc).

Sau phẫu thuật, chị Tạ tỏ ra vô cùng ưng ý với sống mũi cao, làm gương mặt trở nên thanh thoát. Những tưởng chiếc mũi nhân tạo kia sẽ đẹp mãi nào ngờ một ngày nó xảy ra biến chứng.
Cuối năm 2019, tức khoảng hơn 2 năm sau khi phẫu thuật nâng mũi, chị Tạ bắt đầu nhận thấy chiếc mũi của mình có vấn đề. Phần chóp mũi bắt đầu đỏ và sưng tấy. Người phụ nữ chỉ nghĩ có thể do thời tiết quá lạnh khiến mũi bị đỏ nên đã chủ quan.
Bất ngờ một buổi sáng thức dậy, chị Tạ phát hoảng khi nhìn thấy thứ lòi ra ở đầu mũi. "Cho đến khi phần da trên mũi bị tróc ra, và tôi thấy có một cái gì đó màu trắng đang lòi ra khỏi mũi", người phụ nữ kể lại.
Do thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19 nên phải tới tháng 5/2020 chị mới quay lại bệnh viện nơi đã phẫu thuật nâng mũi. Các bác sĩ buộc phải lấy thanh silicon ra khỏi mũi của chị, trả lại cho chị một chiếc mũi tẹt như vốn có.

Chia sẻ với báo chí, chị Tạ nói đang yêu cầu bên phía bệnh viện trả tiền lại cho mình vì đã sử dụng thanh silicon kém chất lượng cấy ghép khiến mũi của chị gặp biến chứng.
Tuy nhiên, lý giải về nguyên nhân biến chứng nâng mũi của chị Tạ, bác sĩ Vương - giám đốc của trung tâm làm đẹp cho biết biến chứng của bệnh nhân này là do sự dịch chuyển của silicone theo thời gian. Sau một thời gian nâng mũi, vật liệu silicon sẽ từ từ di chuyển xuống và kéo căng da.
Tuy nhiên, ông Vương từ chối việc đánh giá ca phẫu thuật nâng mũi của chị tạ 3 năm trước thành công hay thất bại. Ông chỉ nsi sẽ đưa việc này cho một chuyên gia phân tích và trung tâm chỉ chấp nhận chịu trách nhiệm nếu bảng phân tích cho thấy đó là lỗi của họ.

Còn chị Tạ cho biết sẽ liên hệ một bệnh viện khác để thực hiện nâng mũi lại. Chị cũng quyết không từ bỏ việc yêu cầu Bệnh viện Thẩm mỹ Phương Đông Hàng Châu trả tiền cho mình. Hai bên hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo biến chứng nhiều nhất
- Đặt sống mũi bằng sụn nhân tạo
- Nâng sống mũi bằng bọc sụn
- Nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân (hay gọi là bán cấu trúc hoặc siêu cấu trúc...).
Khác với sillicon dạng lỏng nhiều năm trước, sillicon được sử dụng trong nâng mũi ngày nay đã hiện đại hơn dù là sụn nhân tạo nhưng chúng đặc và mềm không khác gì sụn thật, được phép sử dụng trong kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ.

Trường hợp nâng mũi nhưng chưa đẹp: sau khi nâng mũi vẫn thấp, đầu mũi bị hếch lên, đầu mũi bị nhọn, hoặc mũi quá cao…
Nguyên nhân dẫn tới các biến chứng trên có thể do đường mổ bị lệch, dùng sống mũi quá cứng hoặc quá dài, sống mũi bị trôi tuột theo thời gian hoặc do lúc phẫu thuật đặt sát da, không xử lý tốt phần xương mũi bị gồ...