Trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu sự góp mặt của măng khô. Vốn là thực phẩm quen thuộc nhưng măng khô thường rất dễ nhiễm lưu huỳnh, nếu sơ chế sai cách có thể tích tụ mầm bệnh cho bản thân và gia đình.
Măng khô thường có thể bảo quản được rất lâu. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, công nghệ bảo quản thường dùng lưu huỳnh để thực phẩm giữ được lâu. Do đó, măng khô cũng vậy, chúng được xông qua khí
lưu huỳnh (SO2) để không bị ẩm, mốc.
Cụ thể, lưu huỳnh được đốt cháy và biến thành SO2, tiêu diệt vi sinh vật ở trong măng, giúp măng không bị mốc. Dù đã được tổ chức y tế thế giới WHO công nhận sử dụng với liều lượng cho phép trong bảo quản thực phẩm, nhưng nếu dùng lưu huỳnh quá mức có thể gây tổn hại sức khỏe. WHO khuyến cáo, tỉ lệ lưu huỳnh trong sản phẩm không được vượt quá 20mg/1 kg. Tuy nhiên, không phải cơ sở, cá nhân nào cũng thực hiện đúng như thế, nhiều khi vì lợi ích riêng mà họ tăng lượng lưu huỳnh để thực phẩm giữ được lâu hơn.
Trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu sự góp mặt của măng khô.
Nếu thời gian dài tiêu thụ măng khô nhiễm nhiều lưu huỳnh có thể dẫn đến thay đổi hành vi, tổn thương thần kinh, gây hại hệ tuần hoàn và tim mạch, suy giảm thị lực, ảnh hưởng hệ miễn dịch, chức năng sinh sản và tuyến nội tiết. Không những thế, thận, máu, phổi và não cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Chuyên gia mách cách loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, để bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình, nên thực hiện đúng các bước sau khi dùng măng khô:
Ngâm rửa kỹ, luộc qua một lần rồi bỏ nước. Nếu cẩn thận có thể luộc 2 lần.
Trước khi luộc cần rửa măng thật sạch, ngâm ít nhất 5-6 tiếng cho nở.
Trước khi luộc cần rửa măng thật sạch, ngâm ít nhất 5-6 tiếng cho nở, thường xuyên thay nước khi ngâm (có thể ngâm nước gạo để đạt hiệu quả tốt hơn).
Sau khi ngâm, cho măng ra rổ để ráo, cho vào nồi cùng nước và đun sôi đến khi mềm. Hạ lửa vừa, để măng sôi khoảng 1 tiếng rồi gạn sạch nước, thêm nước mới đun 1 tiếng nữa. Khi đun chú ý để măng luôn ngập trong nước.
Vớt măng ra, để ráo nước, đến khi nguội thì xé thành sợi mỏng và rửa thật kỹ với nước sạch. Sau đó bạn có thể dùng măng để chế biến món ăn.
Nếu không dùng hết măng, để phần
măng khô còn thừa vào túi kín hoặc hộp thủy tinh để nắp, để ngăn mắt có thể dùng được 1 tuần.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/01/15/cach-bo-luu-huynh-trong-mang-kho_15012020085637.mp4[/presscloud]
Mẹo loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô. Nguồn: VTC
Thùy Nguyễn (t/h)