Tạp chí điện tử Sức khỏe cộng đồng xin gợi ý đến các em học sinh cách viết đoạn văn nghị luận 200 chữ, nói về lòng biết ơn. Mời các em cùng tham khảo.
Đề bài: Viết một đoạn văn 200 chữ về trình bày suy nghĩ của lòng biết ơn.
Dàn ý
Mở bài:
Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề: Các em có thể dẫn dắt trực tiếp hay lồng ghép một vài câu ca dao, tục ngữ để nói về lòng biết ơn như “Uống nước nhớ nguồn”; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; …
Thân bài:
1. Giải thích về lòng biết ơn:
Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mà mình được cho, được nhận từ người khác. Biết ơn được thể hiện qua thái độ, cách nhìn nhận, lời nói “cảm ơn” hay đôi khi chỉ là hành động xuất phát từ sâu thẳm con tim, với tình cảm chân thành, nồng nhiệt. Lòng biết ơn là cơ sở để khẳng định phẩm chất của con người.
2. Biểu hiện:
- Người biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhân được sự cho đi từ người khác. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong
cuộc sống.
- Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp.
+ Tục thờ cúng ông bà, tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta khôn lớn, nên người. Đó cũng là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
+ Từ lúc còn nhỏ, chúng ta đã được nhắc nhở để biết nói câu “cảm ơn” khi nhận quà.
+ Ngày 27/7 hàng năm đã trở thành ngày lễ trọng đại, tri ân các anh hừng, liệt sĩ đã hi sinh thân mình để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Truyền thống ấy được duy trì, phát huy trong nhiều năm qua, trở nên lớn mạnh.

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh các thầy cô giáo dịp lễ 20/11.
+ Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa, ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để từ đó biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay.
- Lòng biết ơn đã trở thành chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.
3. Nhận thức
- Lòng biết ơn là đức tính cần có ở mỗi người.
- Kế thừa thành quả lao động của các thế hện đi trước, nhận lãnh các giá trị do người khác là bản chất xã hội. Vì thế, chúng ta phải biết ơn.
- Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu thương, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
4. Hành động
- Mỗi người phải nuôi dưỡng lòng biết ơn cho mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trước hết là biết ơn ông bà cha mẹ đã sinh, dạy dỗ và nuôi nấng mình trưởng thành. Để có được hòa bình ngày hôm nay là nhờ công lao, xương máu của biết bao chiến sĩ ngã xuống.
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuyen dương, ca ngợi, tôn vinh đúng lúc những hành động đẹp trong cuộc sống.
- Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm để trở thành người có ích, góp phần xây dựng đất nước trong tương lai.
5. Phê phán
Trong xã hội hiện nay có không ít những cá nhân ich kỉ, sống vô ơn, chỉ biết nhận lại mà không biết cảm kích, đáp lại. Những người đó tự tách mình ra cộng đồng, xã hội, thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động của người khác.
6. Bài học
Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.
Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáp. Phấn đấu học tập để trở thành người có ích, không phụ lòng mong mỏi của những người thân yêu.
Kết bài:
Khẳng định, đúc kết về lòng biết ơn.
Đây là nét đẹp truyền thống của người Việt tự ngàn đời, vì thế thế hệ của chúng ta cần kế thừa và phát huy. Sóng biết ơn cũng là cách để con người tạo dựng nên những đức tính khác, trong quá trình xây dựng phẩm chất đạo đức của con người. Chỉ khi chúng ta biết nói câu cảm ơn, tích cực hành động thể hiện sự cảm kích đối với người khác, cuộc sống xung quanh sẽ trở nên vô cùng hoàn mĩ.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/05/14/Goi-y-cach-viet-doan-van-nghi-luan-200-chu-ve-long-biet-on_14052020122307.mp4[/presscloud]
Lòng biết ơn | Bóng mát tâm hồn- Blogradio.vn
Minh Tú (t/h)