Bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm họng, ho, hen, viêm phế quản rất dễ tấn công trẻ. Thay vì sử dung thuốc kháng sinh các mẹ hãy sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để giúp trị bệnh an toàn và hiệu quả.
Viêm đường hô hấp trên là tổng hợp nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa… Hệ hô hấp trên chính là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, nấm mốc… do đó cơ quan này vô cùng nhạy cảm và dễ mắc bệnh.
Thông thường, những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên là trẻ em, người cao tuổi, người bị bạch cầu, bị suy giảm miễn dịch… Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn thờ ơ và chủ quan với các biến chứng gây ra do viêm đường hô hấp trên vì nghĩ rằng đây là bệnh đơn giản, không đáng ngại. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các vấn đề như viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Vào những ngày thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ mắc các căn bệnh về đường hô hấp như
viêm họng, ho, cảm sốt. Bé có nhiều biểu hiện như người nóng, bứt rứt, khó chịu, nhất là về đêm. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu đó, đó là lúc cơ thể bé bắt đầu tiết ra kháng thể chống lại bệnh tật. Nếu dùng kháng sinh thì sẽ vô tình cản trở cơ hội này. Do đó, nếu biết một số mẹo cho bé khi bị viêm họng sẽ hỗ trợ bé vượt qua giai đoạn này.
Mẹo chữa viêm đường hô hấp trên cho bé không dùng kháng sinh
Chữa viêm đường hô hấp trên tại nhà bằng mẹo dân gian được đánh giá là phương pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh. Hầu hết các phương pháp chữa này đều sử dụng sử dụng những loại thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính. Bởi vậy, nó phù hợp với nhiều đối tượng trong đó phải kể tới trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú – là những người có sức đề kháng kém nhưng cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh.
Quất và mật ong
Quất có vị chua, tính ấm, trị ho, làm long đờm, nhiều vitamin C, trong mật ong có chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Quất kết hợp với mật ong là bài thuốc dân gian từ lâu đời có thể khắc phục được bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ
Nguyên liệu: 10 quả quất, 5 muỗng mật ong ( hay đường phèn)
Cách làm: 10 quả quất chín rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt sau đó cho vào bát cùng với 1 chút mật ong. Đem chưng cách thủy trong khoảng 20 phút, có thể hấp trong nồi cơm. cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 2-3 thìa cà phê, dùng hằng ngày cho đến khi hết hẳn. Ngoài ra có thể ngâm quất cùng mật ong trong bình thủy tinh, cứ một lớp quất thì phủ 1 lớp mật ong lên trên, cứ như vậy cho đến khi đầy bình. Ngâm quất với mật ong trong vài ngày sau đó lấy nước này uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng. Uống liên tục trong 2-3 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Quất và nghệ
Bài thuốc này có hiệu quả cao, xuất phát từ bài thuốc “Quân bình âm dương” của giáo sư Bùi Quốc Châu. Theo kinh nghiệm thì đến ngày thứ hai là bệnh có chuyển biến, viêm họng bắt đầu giảm, đến ngày thứ ba thì đã khỏe lên nhiều, tuy nhiên với các bé nhỏ thì có thể tới ngày thứ tư.
Nguyên liệu: 1 củ nghệ bằng ngón chân cái, 1 quả quất xanh, 3 thìa cà phê mật ong (dùng đường phèn cho trẻ dưới 2 tuổi) và 1/2 chén nước
Cách làm: Nghệ, quất rửa sạch. Nghệ cạo vỏ, quất cắt đôi, không bỏ hạt. Cho tất cả vào bát cùng với mật ong và 1/2 chén nước. Hấp cách thủy trong 15 phút. Mỗi lần dùng cho trẻ 2-3 muỗng cà phê sau bữa ăn, dùng liên tục trong vòng vài ngày cho đến khi khỏi bệnh. Có thể làm số lượng lớn rồi để trong tủ lạnh dùng, mỗi lần cần dùng thì hâm nóng lại.
Lá hẹ hấp đường phèn
Lá hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, ngoài ra còn là một vị thuốc quý. Lá hẹ có chứa chất sulfide, chất này có tác dụng diệt khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, nhiều nghiên cứu cho thấy, chất này có tác dụng kháng viêm mạnh hơn thuốc kháng sinh. Đây là bài thuốc được nhiều gia đình áp dụng cho trẻ bị viêm họng, có hiệu quả cao, hoàn toàn áp dụng được cho bé dưới 1 tuổi.
Nguyên liệu: 200g lá hẹ, 50 g đường phèn.
Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc, đường phèn giã nhuyễn, Cho lá hẹ vào bát với đường phèn, đem hấp cách thủy 20-30 phút. Chắt lấy nước uống cho bé, mỗi lần dùng 2-3 muỗng cà phê, ngày dùng 2-3 lần, dùng mỗi ngày cho đến khi giảm và hết hẳn triệu chứng viêm họng.
Lá hẹ, gừng, đường phèn
Nguyên liệu: 200 gram lá hẹ, 1 củ gừng nhỏ, 50 gram đường phèn.
Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc, gừng rửa sạch, cạo vỏ, giã nát, đường phèn giã nhuyễn. Cho tất cả nguyên liệu trên vào bát rồi đem chưng cách thủy trong 15-20 phút. Chắt lấy nước uống cho trẻ, ngày dùng 2-3 lần.
Lưu ý: Không dùng cho trẻ bị viêm họng kèm sốt.
Lá húng chanh, quất, đường phèn
Lá húng chanh có vị cay, tính ấm, ngoài là gia vị thì còn là một vị
Thuốc Nam có tác dụng chữa viêm họng, ho, giải cảm, cảm cúm, cảm lạnh,… mà không cần dùng thêm bất kỳ viên thuốc kháng sinh nào.
Nguyên liệu: 15 lá húng chanh tươi, 4 quả quất còn xanh, 1 ít đường phèn.
Cách làm: Lá húng chanh rửa sạch, quất rửa sạch, cắt đôi bỏ hạt. Cho tất cả các nguyên liệu vào bát rồi cho đường phèn vào sau đó hấp cách thủy 20 phút. Chắt nước cho bé uống mỗi ngày 2-3 lần, dùng trong 3-5 ngày. Có thể ăn cái hoặc không, tuy nhiên nếu ăn được cái sẽ tốt hơn.
Lá húng chanh hấp đường phèn
Nguyên liệu: 10 lá húng chanh, 20 gram đường phèn.
Cách làm: Lá húng chanh đem rửa sạch, thái nhỏ (hoặc xay nhuyễn) cho vào bát cùng với đường phèn. Đem chưng cách thủy khoảng 20 phút. Chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 1-2 lần, dùng trong khoảng 3-5 ngày sẽ thấy kết quả.
Tỏi nướng
Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất chống lại vi khuẩn, đặc biệt là chất Allicin có tính kháng khuẩn cao, do đó tỏi có thể được dùng để chữa viêm họng cho trẻ. Tỏi có thể dùng được cho nhiều đối tượng từ trẻ em, người lớn đến em bé mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Lấy 3-4 tép tỏi ra để nguyên vỏ, rửa sạch sau đó nướng lên. Khi dùng bốc hết lớp vỏ bên ngoài rồi cho tỏi và một chút nước ấm vào chén, sau đó tiến hành nghiền nát tỏi, nên nghiền tỏi càng nhiều càng tốt để chất allicin tiết ra nhiều có tác dụng giảm viêm họng. Sau đó chắt lấy nước tỏi cho trẻ uống một ngày 2 lần, vào buổi sáng và tối.
Tỏi và mật ong
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn rất tốt kết hợp với mật ong cũng là một cách giảm viêm họng hiệu quả.
Cách 1: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Cho tỏi vào bát sau đó rót mật ong vào hấp cách thủy 20 phút. Ăn cả nước và bã. Sử dụng 1 ngày 3 lần, ăn trước bữa ăn 15 phút, dùng liên tục trong vòng 15-20 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm một cách đáng kể.
Cách 2: Tỏi mua về, lột vỏ rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Dùng một lượng mật ong vừa đủ ngâm với tỏi trong khoảng 3-5 phút. Sau đó ngậm tỏi trong miệng cho đến khi không còn cảm thấy mùi vị thì nuốt xuống, nếu trẻ thấy khó chịu vì mùi của tỏi thì có thể nhả ra.
Cách 3: Giã nhuyễn tỏi rồi ngâm với mật ong trong 7 ngày. Khi sử dụng lấy một ít nước tỏi, mật ong ra uống với nước ấm sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: Không dùng bài thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.
Lưu ý khi chữa viêm đường hô hấp trên cho trẻ
Hầu hết các mẹo dân gian chữa viêm họng tại nhà chỉ phù hợp với các tình trạng bệnh cấp tính, khi bệnh còn nhẹ và triệu chứng chưa nghiêm trọng. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc đã chuyển nặng, có dấu hiệu biến chứng, các phương pháp dân gian thường không phù hợp, khó có thể mang tới hiệu quả như mong muốn.
Việc kiên trì thực hiện các mẹo dân gian khi không phù hợp với tình trạng bệnh cũng có thể làm bỏ lỡ “giai đoạn vàng” trị bệnh, khiến bệnh chuyển nặng hơn, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, suy hô hấp hay thậm chí là nhiễm trùng máu.
Hiệu quả các mẹo dân gian cũng không phải lúc nào cũng chắc chắn. Chúng phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người bệnh. Do vậy với người này, mẹo dân gian có thể mang tới hiệu quả tích cực, nhưng với người khác chưa chắc đã đạt được hiệu quả như vậy.
Dù tốt tới đâu nhưng nếu người bệnh lạm dụng có thể dẫn tới một số tác dụng phụ cho
sức khỏe. Ví dụ nếu sử dụng quá nhiều gừng có thể gây ra táo bón, nóng trong. Một số bệnh nhân, gừng còn khiến triệu chứng bệnh nặng hơn. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm họng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.