Mạnh bạo đi ngược số đông
Đi ngược lại với suy nghĩ của nhiều người rằng khoai tây là “kẻ thù” của cân nặng, Andrew (đến từ Melbourne, nước Úc) đã lựa chọn phương pháp ăn kiêng bằng khoai tây.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp ăn khoai tây mỗi ngày để giảm cân, Andrew đã tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Cụ thể, trong khoảng thời gian ăn khoai tây giảm cân, anh được kiểm tra y tế và xét nghiệm máu thường xuyên.
Anh cho rằng, cơ thể nhận 99% lượng calo từ khoai tây và 1% còn lại là gia vị, thảo mộc, nước sốt và những thứ ít calo như tỏi, sữa đậu nành…
Andrew đã quyết định thử thách bản thân và ăn kiêng trong vòng 1 năm. Cuối cùng, anh chàng đã giảm được tổng cộng 53kg. Không những thế, mức cholesterol và đường của anh chàng cũng giảm, huyết áp và các chỉ số sức khỏe khác đều ổn.
Andrew đã trở thành nguồn cảm hứng về giảm cân, được giới thiệu trên truyền hình và viết hai cuốn sách
Điều đáng chú ý ở đây, mặc dù Andrew đã giảm cân thành công bằng khoai tây. Tuy nhiên, các nhà khoa học không khuyến khích chỉ dùng riêng khoai tây để giảm cân. Bởi, cơ thể của bạn sẽ không có vitamin A, E, và K hoặc canxi, selen vì khoai tây không có các yếu tố này hoặc có rất ít.
Ngoài ra, protein cần thiết cho hệ thống miễn dịch; axit béo là chất dinh dưỡng cần thiết cho da, tóc và móng. Cả hai chất này đều có tác dụng điều chỉnh trọng lượng cơ thể và tăng trọng lượng cơ bắp. Nhưng khoai tây là thực phẩm chứa rất ít protein và axit béo. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên da dinh dưỡng để có chế độ giảm cân lành mạnh với khoai tây.
Lợi ích khi sử dụng đều đặn
Nhiều người trước giờ vẫn hiểu lầm rằng khoai tây thường là thức ăn giàu chất béo và làm tăng cân. Trong nhiều năm qua, những người thuộc nhóm chống cacbonhydrat đã đưa nó vào danh sách cần phải loại bỏ. Tuy nhiên sự thực thì khoai tây cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sử dụng khoai tây khoa học cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tăng hiệu quả giảm cân
Thứ nhất, vỏ khoai tây rất giàu kali giúp trái tim khỏe mạnh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy, trong khoai tây có chứa phốt pho, magiê, canxi, natri, sắt và kẽm và đặc biệt là vitamin C cần thiết cho mỗi ngày. Thứ hai, khoai tây còn chứa lượng chất xơ rất tốt cho hệ đường ruột.
Thứ ba, trên thực tế khoai tây không chứa bất kỳ lượng cholesterol nào. Tuy nhiên tùy vào cách bạn chế biến, cơ thể bạn sẽ thu nạp cholesterol theo cách đó. Nếu muốn hạn chế cholesterol, hãy hạn chế các món chiên xào.
Thứ tư, khoai tây còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của da, giúp giảm trầm cảm, căng thẳng. Hơn nữa, khoai tây chứa nhiều carbohydrate, khi luộc có thể khiến bạn cảm thấy no lâu nên sẽ giúp giảm cân hiệu quả.
Như vậy, khoai tây là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chúng ta không nên bỏ qua lại thực phẩm này.
Quy tắc tiêu thụ khoai tây
Không nên tiêu thụ quá nhiều lượng khoai tây sống
Xây dựng kế hoạch
Bạn rất cần phải xây dựng kế hoạch cho chế độ giảm cân bằng khoai tây. Bởi việc tiêu thụ không đều dặn, nó có thể gây ra tác dụng ngược, ảnh hưởng xấu đến cân nặng.
Thực tế, chế biến khoai tây không đúng cách có thể khiến bạn lên cân. Chẳng hạn như việc bạn chọn cách chiên khoai, hay dùng chung với chất béo như phô mai. Nếu bạn tiêu thụ khoai tây đúng cách, sẽ giảm được lượng lớn chất béo trong cơ thể.
Người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường sử dụng khoai tây thường xuyên khiến chỉ số đường huyết tăng rất cao. Nên trước khi sử dụng bạn cần xin lời khuyên của các bác sĩ.
Không tiêu thụ khoai tây sống
Không ăn khoai tây chưa chín vì chúng chứa nhiều solanine và nồng độ của nó không giảm ngay cả sau khi nấu ăn. Nhưng đừng lo lắng vì nó sẽ không ảnh hưởng sức khỏe nếu bạn ăn lượng nhỏ khoai tây chưa chín.
Lựa chọn khoai tây
Cần lựa khoai tây còn tươi, cứng, mượt, sạch sẽ, không mọc mầm. Tuyệt đối khoai tây không được chọn củ đã lên mầm, vì khoai tây lên mầm chứa nhiều độc tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Như Quỳnh (t/h)