Sau khi tiêm filler môi, cô gái gặp biếng chứng sưng vù và lệch một bên môi cùng cảm giác đau đớn suốt một thời gian dài không thể ăn uống, không dám ra ngoài gặp ai.
Phương pháp tiêm filler môi tạo hình cho đôi môi dầy, quyến rũ tưởng chừng đã quá quen thuộc với chị em. Tuy nhiên, một số trường hợp chị em gặp biến chứng vì chất làm đầy là biến dạng đôi môi.
Tờ The Sun đưa tin chị Gemma Palmer (35 tuổi), đến từ Litherland, Lancashire (Anh) mới đây lên tiếng cảnh báo với những ai có ý định tiêm chất làm đầy môi.
Đôi môi sưng vì đau đớn do filler vón cục
Theo chia sẻ, tháng 8 năm 2017 chị Gemma Palmer đã tiêm 0,5ml filler vào môi nhưng không gặp phải vấn đề gì. Hơn 1 năm sau chị nhận thấy đôi môi không còn dầy dặn nữa nên quyết định tiêm gấp đôi lượng filler, tức 1ml vào tháng 10/2018.
Những tưởng sẽ không có chuyện gì xảy ra như lần đầu tiên, nào ngờ 1 tuần sau chị bắt đầu gặp biến chứng. Chất làm đầy môi co lại ở một bên khiến bờ môi trên của chị bị lệch, sưng vù và đau đớn. Chị Gemma đau đớn tới nỗi không thể ăn uống gì ngoài món súp.
Đôi môi sưng vù do filler vón cục
Không có cách nào làm cục filler tan ra, chị Gemma phải nhờ bác sĩ lấy cục filler ra và trở lại với đôi môi bình thường. Nào ngờ đến tháng 7/2019, đột nhiên môi của chị lại nóng và sưng lên. Chị kể: "Tôi đang ở nhà dọn dẹp thì đột nhiên cảm thấy nóng rát và đau nhói ở môi.
Sáng hôm sau khi thức dậy, chị Gemma bàng hoàng thấy đôi môi sưng to tới mức không thể nói được và vẫn tiếp tục sưng trong vài hôm sau.
Cuối cùng, không chịu đựng được nữa, chị Gemma đã phải đi khám bác sĩ. Dù đã trình bày về tiền sử tiêm filler của mình nhưng bác sĩ khẳng định môi chị bị sưng là do virus. Được cho thuốc uống vài tuần sau môi chị đã bớt sưng.
Đôi môi sưng tấy, phồng rộp và mụn nước khiến chị đau đớn không thể ăn uống nhiều tháng
Đáng nói dù đã uống thuốc nhưng cứ vài tháng đôi môi của chị lại sưng vù, đau đớn và có vết phồng rộp, mụn nước. "Trong miệng tôi đầy những vết phồng rộp, nó vỡ ra và chảy nước trong miệng. Tôi đau khủng khiếp nên cũng không thể ăn được gì", chị Gemma cho biết. Trong 2 năm qua, chị Gemma đã gặp phải tình trạng này 5 lần.
Nghi ngờ do hậu quả của việc tiêm filler nên chị vẫn quyết định tìm gặp chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ. Người này cho rằng đó là do chất làm đầy vẫn còn nằm môi.
Chị được bác sĩ đặt một chất hòa tan vào môi, cho dùng thuốc kháng sinh trong một tuần. "Tôi hy vọng đây là lần cuối cùng tôi phải chịu nỗi đau này", chị Gemma nói.
Đôi môi trước đây của chị Gemma dù có mỏng nhưng lành lặn và không đau đớn
Sau những gì đã trải qua, bà mẹ trẻ nói: "Tôi muốn khuyên các cô gái khác trước khi bơm môi nên tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này. Đây là một hành động làm đẹp nguy hiểm. Tôi cảm thấy rất hối hận và ước gì tôi chưa bao giờ bơm môi".
Nguy cơ khi tiêm chất làm đầy kém chất lượng
Dù chưa có kết luận chính xác về tình trạng của chị Gemma là do virus hay biến chứng tiêm filler môi, nhưng cần phải nói rằng không có phương pháp thẩm mỹ nào an toàn tuyệt đối.
Phương pháp tiêm filler môi là việc tiêm chất làm đầy (Filler) Hyaluronic acid vào môi nhằm tạo hình cho đôi môi đầy đặn, trông dầy và quyến rũ hơn.
Vì Filler Hyaluronic acid (HA) là chất làm đầy sinh học có cấu trúc tương đồng với HA được tìm thấy trong cơ thể người, nên khi tiêm vào môi nó có độ tương thích cao, không gây dị ứng.
Thông thường, tiêm filler HA có thể duy trì từ 4 - 18 tháng, sau đó nó sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên.
Chất lượng filler sẽ đảm bảo tạo hình đôi môi của bạn và ít nguy cơ xảy ra biến chứng. Theo Hiệp hội Sức khỏe Cộng đồng Hoàng gia Anh (RSPH) và Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Anh (BAAPS), nếu sử dụng chất làm đầy kém chất lượng có thể khiến các mô trong môi thối rữa, filler vón cục.
Đó là chưa kể việc thực hiện tiêm filler môi ở các cơ sở thẩm mỹ không uy tín, do nhân viên không có tay nghề thực hiện cũng rất nguy hiểm.
[presscloud]http://media.tuoitrexahoi.vn/upload/video/2019/10/11/can-canh-nang-mui-bang-tiem-filler_11102019113749.mp4[/presscloud]
Cận cảnh một ca nâng mũi bằng tiêm filler
Theo Hà Ly/SKCĐ