Quá trình giảm cân 19 kg nhờ phẫu thuật thu nhỏ dạ dày của cô gái trẻ

Thời gian vừa qua, đã có nhiều trường hợp giảm cân bằng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày tại Bệnh viện TW Quân đội 108. Phương Anh là một trong số nhiều bệnh nhân đó đã giảm được 19 kg sau 2 tháng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày

Béo phì vì nghiện đồ ăn nhanh

 

Phương Anh (32 tuổi, Hà Nội) vốn có thân hình cân đối khi chỉ nặng 47 kg. Thế nhưng chỉ sau một mùa hè "chìm đắm" trong các loại đồ ăn nhanh như xúc xích, mỳ tôm,... cân nặng của Phương Anh đã tăng lên 63 kg.

Từ đó, cân nặng của Phương Anh chỉ tăng lên mà chưa bao giờ có dấu hiệu giảm xuống. Có thời điểm cô gái trẻ này nặng tới 93 kg khiến ngoại hình của cô trở nên nặng nề, bản thân mất tự tin.
 
Quá trình giảm cân thần kỳ nhờ phẫu thuật thu nhỏ dạ dày của cô gái trẻ
Các bác sĩ Bệnh viện TW Quân đội 108 thực hiện phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày

Dù đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân như chế độ ăn uống khoa học, tập luyện nhưng cân nặng của Phương Anh vẫn không hề thay đổi. Vấn đề là do cô gái không đủ kiên trì với các phương pháp ăn kiêng và tập luyện. Không còn cách nào khác, Phương Anh đã tìm tới BV TƯ Quân đội 108 "cầu cứu" và được tư vấn giảm cân bằng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày. 
 

Giảm cân bằng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày

 

Khi thăm khám tại BV TƯ Quân đội 108, Phương Anh được tư vấn điều trị béo phì bằng phương pháp mổ sội soi thu nhỏ dạ dày hình ống.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ xác định vị trí các cơ quan phủ tạng của Phương Anh bị đảo ngược, lá lách nằm phải, gan đảo ngược gây nhiều khó khăn. Do đó, ê kíp bác sĩ thực hiện phẫu thuật buộc phải đứng vị trí ngược lại so với ca mổ thông thường.
 
Quá trình giảm cân thần kỳ nhờ phẫu thuật thu nhỏ dạ dày của cô gái trẻ
Phương Anh đã giảm được 19 kg sau hơn 2 tháng phẫu thuật

Chỉ 6 ngày sau ca phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, Phương Anh đã giảm được 6 kg. Sau gần 2 tháng rưỡi, bệnh nhân đã giảm được 19 kg, sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ, tự tin hơn. Giờ đây Phương Anh đang dần lấy lại vóc dáng cân đối như trước khi béo phì.

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, BV TƯ Quân đội 108 cho biết, trong vòng 2 tháng qua, bệnh viện đã phẫu thuật cho nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống cho 5 bệnh nhân béo phì. Trong đó có trường hợp nặng tới 130 kg. Sau khi thực hiện phẫu thuật, các bệnh nhân đều có sức khỏe tốt, giảm trung bình khoảng 15 kg từ tháng thứ 2 sau mổ.
 
Trên thế giới thậm chí còn ghi nhận nhiều trường hợp béo phì "khủng" hơn cũng đã giảm cân bằng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày. Cô Amita Rajani 42 tuổi, người Ấn Độ. Theo tờ Daily Mail, cân nặng trước kia của cô là 300kg khiến cô phải chịu đựng cuộc sống không khác gì thực vật. May mắn thay cô gặp được bác sĩ Shashank Shah và được tư vấn giảm cân bằng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày.

Sau ca phẫu thuật đầu tiên vào năm 2015, Rajani giảm được 70 kg trong 8 tuần đầu và giảm tiếp 65kg cho tới trước thời điểm thực hiện ca phẫu thuật lần thứ hai. Năm 2017, Rajani thực hiện cuộc phẫu thuật cắt bỏ dạ dày lần thứ hai. Lần này các bác sĩ đã cắt bỏ hoàn toàn dạ dày Rajani và nối phần cuối cùng của thực quản với ruột để giúp cô giảm hẳn cảm giác đối và thèm ăn.

Giờ đây cô Amita Rajani đã giảm 214kg xuống chỉ còn 86kg. Không còn cảnh chỉ biết nằm ì trên giường, giờ đây cô đã có thể đi lại và sinh hoạt như một người bình thường.

 

Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày như thế nào để giảm cân?

 

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn cho biết, phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống giúp loại bỏ hoàn toàn vùng phình vị lớn, nơi tiết ra hormone Ghrelin (loại hormone tạo cảm giác thèm ăn, tạo cảm giác đói), đồng thời loại bỏ khoảng 70 - 80 phần trăm dạ dày phía bờ cong lớn, tạo ra một ống dạ dày hẹp với thể tích khoảng 150 - 200 ml.
 
Quá trình giảm cân thần kỳ nhờ phẫu thuật thu nhỏ dạ dày của cô gái trẻ
Hình ảnh mô phỏng vùng phình vị lớn dạ dày bị cắt bỏ và khâu lại

Bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật sẽ mất cảm giác thèm ăn, cảm giác ăn sẽ nhanh no và có thể thỏa mãn chỉ với một lượng thức ăn nhỏ. Khi lượng thức ăn nạp vào cơ thể giảm đi thì cân nặng bệnh nhân sẽ giảm dần và đi vào ổn định. Từ 11 tháng đến 60 tháng sau mổ, bệnh nhân sẽ giảm được 50% - 70% khối lượng dư thừa trong cơ thể người bệnh.

Vì thực hiện bằng phẫu thuật nội soi nên chỉ để lại vài vết sẹo nhỏ trên thành bụng bệnh nhân (kích thước từ 1 đến 2cm). Theo thời gian các vết sẹo này mờ dần và lẫn vào nếp da.
 
Béo phì được công nhận là một bệnh. Béo phì không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong đi lại, sinh hoạt, hòa nhập cộng đồng, rối loạn về tâm lý mà đáng lo ngại khi bệnh béo phì làm gia tăng nguy cơ các bệnh lý khác như: Bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh về ống tiêu hóa, hệ thống cơ xương khớp…
 
Mỗi người có thể xác định tình trạng của bản thân có phải béo phì hay không thông qua chỉ số BMI (Body Mass Index). Chỉ số BMI được xác định theo công thức cân nặng (kg) chia cho chiều cao (nhân đôi, mét). Ví dụ, một người cao 165cm, nặng 100kg có thể tính được chỉ số BMI=100/(1,65x2) =36,7.
 
Tại Việt Nam có bảng phân loại chỉ số BMI theo tiêu chuẩn riêng. Theo đó, người có chỉ số BMI từ 18,5 - 22,9 là người bình thường. Người có chỉ số BMI từ 23 - 24,9 đã được coi là thừa cân. Người có chỉ số MBI từ 25 - 29,9 là béo phì độ I và từ 30 trở lên được coi là béo phì độ II.
 
Tình trạng béo phì có thể được cải thiện bằng cách phương pháp ăn kiêng hay tập luyện. Tuy nhiên các phương pháp truyền thống này thường khiến người bệnh mất nhiều thời gian thực hiện, trong khi kết quả không ổn định mà khả năng tái béo phì rất cao.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/06/05/Cô gái cắt bớt dạ dày để giảm cân_05062019100911.mp4[/presscloud]
Video: VTC 14
 
Hà Ly (Th)