Tác dụng bất ngờ của quýt: Không chỉ là cây cảnh chơi Tết mà còn vô vàn công năng chữa bệnh

Quýt là loại cây ăn quả quen thuộc ở nước ta, cũng là một loại trái cây rất được ưa chuộng trong dịp Tết bởi chẳng những đẹp mắt, mùi thơm, có thể dùng làm cây cảnh mà ăn quả lại ngon, bổ.
Quýt không chỉ là cây ăn quả mà còn là một cây thuốc quý. Cây gỗ nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành có gai. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình ngọn giáo hẹp có khớp, trên cuống lá có viền mép. Hoa nhỏ, màu trắng, ở nách lá. Quả hình cầu hơi dẹt, màu vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm; hạt xanh.
 
Về y học, từ múi quýt đến vỏ quýt, hạt quýt, xơ, múi, lá quýt đều là những vị thuốc nổi tiếng. Vỏ quýt Đông y gọi là trần bì, tức vỏ cũ, do khi dùng làm thuốc thì tốt nhất là dùng ở dạng khô cũ, càng để lâu càng tốt.
 
Trần bì tính ấm, có tác dụng kiện vị (khoẻ dạ dày), long đờm, trị ho, trị phong, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị. Qua nghiên cứu, y học hiện tại đã chứng minh trong vỏ quýt có tinh dầu thơm Gluccoxit orange, aldehit lemon, acid béo..., có tác dụng hưng phấn tim, ức chế vận động của dạ dầy, ruột và tử cung... Glucoxit orange có tác dụng giống vitamine P, làm giảm độ giòn của mao mạh máu, phòng xuất huyết. chứa tinh dầu thành phần chủ yếu là limonen 91% và các terpen, caren linalool, anthranilat methyl lượng nhỏ hơn. Vỏ quýt xanh tính ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trợ gan, phá khí, tan u cục, tiêu tích trệ, dùng chữa các chứng đau chướng mạng sườn, sa nang, cương vú, u cục vú, đau dạ dầy, ăn khó tiêu, sốt rét lâu ngày thành báng bụng. Vỏ quýt còn là vị thuốc tốt, điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đặc biệt là có công hiệu đối với các chứnh bệnh tỳ vị, khí trệ, chướng bụng, rối loạn tiêu hoá, kém ăn, buồn nôn, ho nhiều đờm, khó chịu trong lồng ngực...
 
Tac-dung-cua-cay-quyt-voi-suc-khoe
 
Múi quýt có thành phần dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sức khoẻ, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, acid hữu cơ, chất khoáng... Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dầy, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm... ăn quýt rất có lợi.

Xơ quýt có vị đắng, tính bình, có vitamin P, giúp phòng chữa cao huyết áp, rất có ích với người cao tuổi. Quýt cũng có tác dụng điều hoà khí, tan đờm, thông lạc, thông kinh, thường dùng các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức  ngực, ho ra máu...

Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hoà khi, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu...
 
Quả: chứa 87,8% nước, 0,9% protein, 20,6 hydrat carbon, 0,3 chất béo (cao chiết bằng erther), 0,4% chất vô cơ gồm: Ca 0,05 mg%; P 0,02 mg%, Fe 0,01%, caroten 350 UI, vitamin B1 40 UI % và vitamin C 68 mg%, phenyl propanoid glucoisid, terpenoid glucosid, limonoid glucosid và adnosin, trong đó chất citrusin A có tác dụng hạ áp.

Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thủng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.

Quýt chẳng những nhìn đẹp mắt, có mùi thơm, dùng làm cây cảnh, ăn quả lại ngon, bổ. Mọi bộ phận của cây quýt đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, quả đóng hộp làm mứt, vỏ xấy khô chưng cất thành tinh dầu... đều được.
 

Lá quýt trị mụn nhọt

 
Lá quýt hay quất diệp trong Y học cổ truyền có vị cay, tính ôn, có mùi thơm đặc biệt, vào kinh can và vị. Thuốc có tác dụng giáng khí thanh nhiệt phát tán. Trị trong các trường hợp người bệnh sốt cao, đau tức vùng ngực và mạng sườn, có tác dụng trị mụn nhọt. Đặc biệt đây còn là vị thuốc dùng để điều trị chứng nhũ ung (viêm vú của phụ nữ).
 

Bài thuốc chữa bệnh từ vỏ quýt

 

Tac-dung-cua-cay-quyt-voi-suc-khoe
 
Trong Y học cổ truyền, vỏ quýt xanh được gọi là Thanh bì, có mùi thơm, vị đắng, cay tính ôn, vào các kinh: Can, đờ các chứng như m, tỳ vị; có tác dụng phá khí, sơ can, tiêu tích hóa trệ được dùng để điều trị bệnh sán khí (thoát vị bẹn), hạch ở vú, ngực sườn đau tức, viêm vú, thức ăn tích lại trong dạ dày sinh ra chứng đầy trướng đau bụng. Người bệnh có thể phối hợp với một số vị thuốc khác để điều trị, ngày dùng từ 8-12g.
 
Bài thuốc điều trị chứng bụng trướng đầy khó chịu, tích đau bụng: thanh bì 12g, thần khúc 12g, mạch nha 12g, sơn tra 8g, thảo quả 8g. Tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10g pha với nước đun sôi để ấm.
 
Điều trị chứng ho, nôn ọe từ vỏ quýt: Vỏ quýt chín trong y học cổ truyền được gọi là quất hồng bì, vị cay đắng, tính ôn vào kinh tỳ, phế và vị (dạ dày), có tác dụng hóa đờm, giáng khí kiện tỳ táo thấp. Y học cổ truyền thường dùng quất hồng bì trị chứng khí uất trong phế (phổi). Ngày dùng từ 6-12g phối hợp với các vị thuốc khác.
 
Điều trị chứng nôn ọe từ bài thuốc quất hồng bì: Quất hồng bì, sinh khương lượng bằng nhau, sắc uống khi thuốc còn nóng, ngày uống 2 lần trước khi ăn.
 
Bài thuốc trị ho nhiều đờm, cơ thể suy nhược: Quất hồng bì 12g, cát cánh 12g, nhân sâm 8g, xuyên bối mẫu 8g, cam thảo 6g. Ngày một thang sắc uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Đối với vỏ Quýt lâu năm, các bậc thầy trong Đông y gọi là Trần bì. Vỏ Quýt chín phơi khô gói vào rơm, rạ hoặc mo cau, để lên giàn bếp sau 30 năm hoặc lâu hơn càng tốt. Theo Y học cổ truyền, trần bì có bị đắng, cay, tính ôn vào phần khí của hai kinh tỳ và phế. Tác dụng điều lý ở phần khí, táo thấp, hóa đờm, hành trệ, làm mạnh tỳ vị giúp cho tiêu hóa tốt, tiêu hàn tích.
 
Trần bì có hiệu quả trong trị các chứng nôn mửa, ho nhiều đờm, sinh chứng nôn mửa, khí của can (gan) nghịch lên đau tức vùng ngực, tiêu thực, trị chứng ỉa chảy, nhiệt tích ở bàng quang sinh chứng đái dắt, tích nước phù thũng. Liều dùng từ 6-12g và có thể dùng cao hơn.
 
Trần bì có tác dụng điều trị sốt rét do ngã nước: Trần bì 20g, thanh bì 20g, thường sơn (tẩm rượu sao) 20g, binh lang (hạt cau già) 10g. Đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc lấy 1 bát, cho bệnh nhân uống ấm trước khi lên cơn sốt, uống 3-5 ngày bệnh sẽ khỏi.
 
Trị nghiến răng khi ngủ: Nếu bạn bị chứng nghiến răng khi ngủ, trước khi đi ngủ bạn nên ngậm một mẩu nhỏ vỏ quýt cho đến khi chìm vào giấc ngủ. Nếu thấy khó chịu có thể thay thế vỏ quýt khác. Vị hương nhẹ nhàng của vỏ quýt khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, hơn nữa, vỏ quýt cũng là “vật cản” khiến bạn khó có thể nghiến răng khi ngủ.
 
Chữa nhức đầu: Xông mặt bằng hỗn hợp tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viêm gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng cholesterol gây hại cho cơ thể.
 
Giúp trị say xeTrước khi lên ô tô, tàu thủy, hay máy bay 1 giờ, nên ngửi trực tiếp vỏ quýt tươi đã được bóp dập làm nhiều lần sao cho dầu hương quýt bay ra. Sau khi lên các loại phương tiện dễ gây say trên, tiếp tục lặp lại những thao tác trên sao cho ngửi được lượng dầu hương quýt tối đa nhất. Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.
 

Trị bệnh từ xơ ở ngoài múi quýt

 

Tac-dung-cua-cay-quyt-voi-suc-khoe
 
Xơ ở ngoài múi quýt còn được gọi là quất lạc, có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, phối hợp với một số vị thuốc khác trị chứng kinh phong, xuất huyết từng đám ngoài da ở trẻ em.
 
Bài thuốc trị bệnh từ quất hạch: Y học cổ truyền gọi hạt Quýt là quất hạch, có vị đắng hơi cay, trị chứng sa đì, , tính ôn vào kinh tỳ và thận, có tác dụng tinh hoàn lạnh không sinh ra tinh trùng, liễm khí sinh tân, kết hợp với hạt vải (lệ chi hạch) và một số vị thuốc khác trị chứng vô sinh của nam giới rất tốt.
 

Trị chứng phong tê thấp từ vỏ cây quýt

 

Đông y gọi vỏ cây quýt là quất thụ bì, cạo sạch vỏ đen ở ngoài lấy 200g ngâm với 1.000ml rượu trắng 30độ trong 20 ngày, mỗi tối uống 20ml trước khi ăn. Trị chứng phong tê thấp tay chân đau nhức tê bại.

Lưu ý khi dùng quýt chữa bệnh

 

Bên cạnh nhiều lợi ích của quả quýt mang lại cho sức khỏe của con người, thì liệu việc ăn quýt nhiều có tốt không cũng đang là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Lời khuyên cho bạn để ăn quýt an toàn và tận dụng được hết những lợi ích mà quýt mang lại:
 
  • Quýt chứa một hàm lượng chất xơ cao nên nếu bạn ăn quá nhiều sẽ gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. 
  • Hàm lượng axit trong quýt cao có thể gây hỏng men răng và sâu răng.
  • Ăn nhiều quýt sẽ không tốt cho dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược, ợ nóng, viêm loét dạ dày.
  • Không nên ăn quýt lúc bụng đói.
  • Bạn chỉ nên ăn quýt ở một mức độ vừa phải. Không nên ăn quá 3 trái quýt một ngày.
 
 
 
Nguyễn Dung (t/h)