Đường vốn là loại thực phẩm quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong nhiều gia đình. Ai cũng nghĩ đường "lành tính", dùng thế nào cũng được. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Đường là gia vị có vị ngọt, thơm, là thành phần trong nhiều món ăn, đồ uống khoái khẩu. Đường còn được dùng để tạo độ ẩm, tạo màu cho món ăn. Đặc biệt đối với những món thịt kho hay cá kho, việc thắng đường để tạo màu cánh gián đẹp mắt cho món ăn là một bước không thể thiếu được nhiều bà nội trợ áp dụng.
Nguy hiểm khi dùng đường sai cách
Ai cũng cho rằng đường rất "lành", nên dùng thế nào trong việc chế biến cũng không gây nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt, dù dùng đường cho bất kỳ mục đích gì, chỉ dùng với số lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng.
Không phải bà nội trợ nào cũng biết, vốn trong thực phẩm đã có một lượng đường nhất định; do đó, tốt nhất chỉ thêm đường vào những món thật sự cần thiết. Nếu món nào cũng cho đường sẽ gây ra tình trạng thừa đường trong cơ thể.
Ảnh minh họa.
Lạm dụng đường lâu dài trong nấu ăn sẽ gây ra nhiều bệnh lý, đường làm tăng năng lượng, sẽ gây ra tình trạng thừa cân,
béo phì. Đặc biệt, lạm dụng đường còn có thể tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và thậm chí cả ung thư.
Ăn quá nhiều đường còn gây ra gánh nặng cho gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đường khiến lượng insulin trong máu tăng, ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy, gây ra bệnh tiểu đường.
Nhiều bà nội trợ có thói quen thắng đường để làm nước hàng khi kho thịt, cá; thế nhưng đây là một thói quen hại sức khỏe. Khi chưng ở nhiệt độ cao, các phân tử có lợi trong đường sẽ bị bẻ gẫy, tạo ra loại chất oxy hóa có hại cho cơ thể, gây ra nhiều loại bệnh. Bởi vậy, khi kho thịt cá tốt nhất nên dùng các loại nước hàng đảm bảo, nguồn gốc rõ ràng.
Sử dụng đường thế nào để tốt cho sức khỏe?
Mỗi ngày, không nên sử dụng quá 5 thìa đường nhỏ. Nếu muốn dùng để chế biến món ăn thì nên dùng đường cát hoặc đường nâu, mật ong, không nên dùng đường tinh luyện. Nguyên nhân bởi, đường tinh luyện chứa hàm lượng đường nhiều hơn, cung cấp năng lượng cao hơn.
Ảnh minh họa.
Những người mắc
bệnh tiểu đường nên hạn chế đường hấp thu nhanh. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính khác như suy thận, suy tim… cũng cần cân nhắc dùng đường và các gia vị khác khi nấu ăn. Tốt nhất, chỉ nên sử dụng sản phẩm đường không sinh năng lượng, tuy nhiên trước hết phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Điều quan trọng nhất cần nhớ là không lạm dụng đường. Hạn chế thêm đường vào việc chế biến thực phẩm cũng như pha chế đồ uống, tránh đun nấu đường ở nhiệt độ cao để tránh gây biến tính.
Thùy Nguyễn (t/h)