Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Admin
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh rất nguy hiểm, không thể xem nhẹ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, vì thế nên cẩn trọng.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, cũng như trên thế giới. Hằng năm, số người mắc đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chiếm từ 5-10% dân số. Bệnh nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp

 

Chấn thương cột sống


Chủ yếu do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, làm ảnh hưởng đến đĩa đệm và dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.
 
Thoát vị đĩa đệm- Bệnh không thể xem nhẹ: Nguyên nhân và triệu chứng
Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
 

Thói quen

 

Những tư thế xấu trong lao động, ngồi làm việc không đúng, tập thể dục sai cách cũng dễ dẫn đến việc gây thoát hóa khớp và trật khớp dẫn đến thoát đĩa đệm.

Bẩm sinh

 

Thường là bệnh gai đôi cột sống, gù vẹo hay thoái hóa cột sống.

Di truyền


Do bố mẹ có đĩa đệm yếu vì bẩ thường về cấu trúc thì khi sinh com ra cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Tuổi tác


Độ tuổi khoảng từ 30-50 có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao dó các thành phần nước, cũng như đàn hồi bên tủy giảm theo tuổi tác nên dẽ gây bệnh. Bắt đầu từ năm 30 tuồi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhầy dễ bị khô, xơ hóa vòng sụn bên ngoài. Khi có một lực mạnh tác động sẽ dễ bị rách.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm 

 

Yếu tê cơ, ngứa ran ở một hoặc hai bên chân. Có lúc cơn đau âm ỉ, có lúc lại dữ dội. Khi ho hay hắt hơi lại khiến cơn đau dữ dội. Đau nhức vùng thắt lưng, lan xuống mông, chân, cảm giác tê cứng khớp . Ngôi hay đứng quá lâu cũng khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, Chân tay yếu hơn, cầm nắm đồ vật trở nên yếu, kho khăn hơn. Tình trạng sức khỏe giảm sút, khả năng vận động trở nên khó khăn hơn.
 
Thoát vị đĩa đệm- Bệnh không thể xem nhẹ: Nguyên nhân và triệu chứng
 

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm

 

Sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, bệnh nhân sẽ bị đau rễ thần kinh bởi quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Những cơn đau rễ thần kinh thường xuất hiện theo dải, kéo dài từ thắt lưng và lan rộng rộng đến chân. Mỗi khi ho, hắt hơi, di chuyển, người bệnh thường xuyên phải dừng lại một đoạn để nghỉ do cơn đau xuất hiện nhiều lần, gây cản trở đến các hoạt động thường ngày.

Các biến chứng rối loạn cảm giác thường xảy ra ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, phổ biến nhất là cảm giác nóng lạnh và xúc giác. Rối loạn vận động như: người bệnh có thể bị bại liệt ở 2 chân do rễ thần kinh chi phối. Hay rối loạn cơ thắt, biểu hiện ban đầu là bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiểm soát được, nước tiểu rò rì chảy ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ nước.

Phương pháp điều trị


Tùy thuộc vào mức độ và những triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa hay phẫu thuật.

Ở mức độ nhẹ, có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Trường hợp nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây biến chứng như: liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn thì phẫu thuật là phương pháp giúp bệnh nhân giảm chèn ép và tránh các biến chứng do thoát vị gây ra.

Thường, bệnh khởi phát ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ít xuất hiện hoặc cơn đau không dai dẳng, không phải cơn đau cấp thì có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn dùng thuốc có tác dụng giảm đau và giảm co thắt cơ bắp. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi để cơ thể thoải mái, tuy nhiên không nên nằm quá lâu.
 
Phương pháp vật lý trị liệu có thể bao gồm liệu pháp dùng nhiệt, siêu âm và kéo giãn. Phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ một đĩa đệm bị thoát vị khi người bệnh cảm thấy tê, yếu không vận động được.

Người bệnh nếu có những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám kịp thời, tránh gây những hậu quả đáng tiếc.
 

 

Minh Tú (t/h)