“Đọc vị” dấu hiệu bệnh sỏi thận, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

Bệnh sỏi thận nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như giãn thận, ứ nước, viêm thận, viêm đường tiết niệu, suy thận,…
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, tiết niệu... thành những tinh thể rắn, được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hiện tượng trên kép dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ tạo thành sỏi thận. Căn bệnh này xảy ra khá phổ biến ở Việt Nam, ở mọi lứa tuổi, chiếm tỷ lệ cao hơn là người lớn tuổi.
 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận

 

Thận có vai trò, chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể, đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng ấy không được thực hiện hiệu quả. Về nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏ thận, có thể kể ra như sau:

Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu.

Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lâu dần, tạo thành sỏi.

Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.

Nằm một chỗ một thời gian dài.

Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.

Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophylline, virtamin D, vitamin C.
 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

 

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

 

“Đọc vị” dấu hiệu bệnh sỏi thận, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

 

Bệnh nhân bị sỏi thận sẽ gặp các cơn đau hông hoặc vùng bụng dưới, vì niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau lưng, cơn đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sường và bắp đùi. Khi đau dữ dội vùng thắt lưng, hông, dấu hiệu này thường là sỏi đài bể thận đang chuyển xuống niệu quản.
 

Tiểu nhiều lần, tiểu buốt

 

Đi tiểu nhiều lần dù lượng nước uống vào không thay đổi là một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thận. Tình trạng đi tiểu buốt là do các viên sỏi thận đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo, làm xuất hiện các vết xước trên niệu đạo và có thể gây nên hiện tượng viêm nhiễm.

Buồn nôn và nôn


Bởi vì thận và ruột có liên quan tới nhau qua các dây thần kinh. Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị nôn và buồn nôn. 
 
“Đọc vị” dấu hiệu bệnh sỏi thận, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

 

Sốt và cảm giác ớn lạnh

 

Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều này khiến cho bạn bị sốt và ớn lạnh. Triệu chứng sốt và ớn lạnh là một biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra, sốt kèm theo run rẩy.

Sưng vùng thận

 

Khi bệnh thận ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và hang bị sưng. Ngoài ra, bệnh nhân sỏi thận có thể gặp các triệu chứng như sau: Mất ngủ; hơi thở có mùi; mệt mỏi; đi tiểu ra mắt, tiểu mất kiểm soát.
 
Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người bệnh sẽ có thể không nhận ra cho tới khi đi khám. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến biến chứng suy thận. Do đó, chúng ta nên cập nhật những kiến thức liên quan đến bệnh để nhận biết và phòng ngừa.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/05/07/“Doc-vi”-dau-hieu-benh-soi-than-ngan-ngua-cac-bien-chung-nguy-hiem_07052020175647.mp4[/presscloud]

Người bị sỏi thận: Ăn gì, kiêng gì? | VTC

 

 Minh Tú (t/h)