Dễ dàng nhận thấy, những người khó mắc ung thư đều có thói quen ăn uống, tập thể dục cũng như chăm sóc bản thân vô cùng khoa học.
Hiện nay, ung thư trở thành nỗi sợ hãi của toàn thế giới. Sự thay đổi của môi trường và thói quen sinh hoạt khiến nguy cơ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những người khó mắc ung thư đều có chung những thói quen lành mạnh, từ ăn uống, tập tành đến lối sống, cách làm việc. Do đó, để phòng tránh và
ngăn ngừa ung thư, hãy học ngay những điểm chung mà những người ít mắc bệnh vẫn hay làm mỗi ngày.
Tiêu thụ ít đồ chiên, nướng
Với hương vị thơm ngon, đa dạng, thực phẩm chiên nướng luôn khiến nhiều người không thể cưỡng lại. Tuy nhiên, trên thực tế loại thực phẩm này lại rất nhiều chất béo, calo và chất oxy hóa, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư.
Đồ chiên nướng rất nhiều chất béo, calo và chất oxy hóa, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư.
Do đó, từ hôm nay hãy hạn chế tiêu thụ đồ chiên nướng, tăng cường ăn nhiều rau củ quả đặc biệt là rau xanh để tăng cường sức khỏe.
Tăng cường tập luyện thể thao
Cơ thể khỏe mạnh là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư. Muốn tăng cường quá trình trao đổi chất và sức đề kháng,
tập thể dục thể thao đều đặn là việc không thể bỏ qua.
Đảm bảo mỗi tuần tập ít nhất 3 lần, mỗi lần tối thiểu 20 phút. Có thể tự do lựa chọn những môn thể thao, bài tập mình thích, miễn là vận động nhiều. Nếu không có thời gian tập tành, bạn có thể tranh thủ thực hiện các hoạt động thể chất bằng cách leo cầu thang, làm việc nhà...
Ngủ ngon và đủ giấc
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phụ nữ ngủ ít hơn 7h/ngày tăng nguy cơ mắc ung thư vú lên 47%. Do đó, giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại bệnh.
Ngủ đủ giấc và đúng giờ giúp ngăn ngừa ung thư.
Để tăng cường trí nhớ, cải thiện sự tập trung và đặc biệt là cho cơ thể khỏe mạnh hơn, mỗi người nên tập cho mình thói quen
ngủ đủ giấc, đúng giờ.
Ngồi ít, đi lại nhiều
Ngồi nhiều khiến cơ thể lười vận động, dẫn đến việc lưu thông máu kém và tắn nghẽn ruột trong thời gian dài. Nếu tiếp tục kéo dài, nó sẽ gây ra tình trạng nhu động ruột, khiến việc chuyển hóa chất trong cơ thể bị chậm lại, gây táo bón và trĩ.
Nếu công việc yêu cầu bạn phải ngồi một chỗ cả ngày dài, nên cố gắng đứng dậy đi bộ lòng vòng mỗi lần tầm 5-10 phút để cơ thể được hoạt động.
Bổ sung đầy đủ vitamin D
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung đầy đủ lượng vitamin D giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Để có đủ lượng vitamin D mỗi ngày, đừng ngại ngần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong 30 phút, tốt nhất là nắng sớm.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung đầy đủ lượng vitamin D giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Bên cạnh đó, bạn có thể thêm các loại thực phẩm dồi dào vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày như sữa, tôm, cam, gan động vật, cá hồi... hoặc bổ sung thuốc bổ, thực phẩm chức năng.
Không uống rượu, bia
"Họa từ miệng mà ra", hầu hết các loại bệnh ung thư đều xuất phát từ đường miệng. Cụ thể, ông Zhong Nanshan – học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc khẳng định, uống hơn 5 ly rượu bia mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc hơn 10 loại ung thư gồm: Ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư túi mật,...
Tuy nhiên, dù uống rượu bia ít hay nhiều cũng không hề tốt cho sức khỏe. Do đó, nên hạn chế hoặc bỏ
uống rượu bia nếu có thể để ngăn ngừa ung thư.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/12/25/ngan-ngua-ung-thu-vom-hong_25122019145557.mp4[/presscloud]
Phòng ngừa ung thư vòm họng. Nguồn: VTC
Thùy Nguyễn (t/h)