Nổi cục cứng, áp xe vùng má do biến chứng tiêm botox gọn hàm ở tiệm spa

Sau khi tiêm botox gọn hàm tại một cơ sở spa ở Hà Nội, người phụ nữ 30 tuổi bị biến chứng sưng đau nổi cục cứng vùng má, nhập viện thì đã áp xe phải điều trị kháng sinh nhiều tháng.
Mới đây, bác sĩ Nguyễn Quang Minh, Phó trưởng Khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết mới điều trị cho một trường hợp nữ bệnh nhân 30 tuổi bị biến chứng sau tiêm botox (Botulinum toxin) gọn hàm.

Tiêm botox gọn hàm bị nổi cục cứng là áp xe?


Bệnh nhân nhập viện với vùng má phải có u cục cứng và sưng đỏ ở vị trí tiêm. Bệnh nhân không biết cơ sở sapa đã tiêm cho mình loại botox có tên gì hay nguồn gốc ở đâu.

Kết quả siêu âm tại vị trí nổi u cục, bác sĩ phát hiện tổ chức dưới da có ổ dịch, xung quanh có thâm nhiễm viêm rộng. Sau khi thăm khám, bác sĩ đã phải rạch vùng da để thoát mủ xanh, vàng. Bệnh nhân đã bị áp xe má nhiều ngày nên phải điều trị bằng kháng sinh tới 3 tháng.

Bác sĩ Minh cho biết, đây là trường hợp điển hình của các ca biến chứng do tiêm botox gọn hàm. Đa số bệnh nhân tiêm botox ở các cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ, kỹ thuật tiêm sai, không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là sử dụng loại botox không rõ nguồn gốc.
 
Tiêm botox gọn hàm bị nổi cục cứng có sao không?
Trên má bệnh nhân nổi cục cứng, các bác sĩ phải rạch tháo mủ

Cũng theo BS Minh, hiện nay chỉ có một số nước trên thế giới sản xuất botox như Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc... với nhiều công nghệ khác nhau. Việt Nam hoàn toàn nhập botox từ nước ngoài, mỗi loại botox có điều kiện bảo quản riêng, có loại phải để trong nhiệt độ thấp, do vậy khi nhập về phải đảm bảo được yếu tố an toàn. Vì vậy, với hàng xách tay trôi nổi, thậm chí nhập chính hãng nhưng không được bảo quản đúng cách có thể làm botox biến đổi, khi tiêm vào người có thể bị ảnh hưởng.
 
Trước đó, bệnh viện có tiếp nhận một bệnh nhân bị sụp mí mắt sau khi tiêm botox, khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng. Sau 2 tháng được theo dõi, điều trị kết hợp hội chẩn chuyên khoa mắc, bệnh nhân phục hồi lại sau biến chứng.
 
BS Nguyễn Quang Minh khuyến cáocác biến chứng nhỏ hay gặp khi tiêm botox gọn hàm có thể gặp như vết bầm tím, phù nề hoặc đau tại chỗ tiêm, áp xe, mắt mờ, sưng nề, đau đầu, buồn nôn...
 
Tiêm botox gọn hàm bị nổi cục cứng có sao không?
 

Các biến chứng nguy hiểm hơn có thể là sa mí mắt và chân mày, có thể kéo dài từ 2 - 3 tháng, hay ngộ độc lan sang các cơ quan lân cận khu vực thẩm mỹ. Do đó, chị em phụ nữ khi làm đẹp cần tìm hiểu kỹ loại botox mình được tiêm có tên là gì và nguồn gốc ở đâu.
 

Tiêm botox loại nào là an toàn?


Theo bác sĩ Minh, Botulinum toxin có nhiều loại (A, B, C, D, E, F và G), tuy nhiên chỉ hai tuýp A và B được ứng dụng trong y học. Botulinum toxinBotulinum là độc tố thần kinh cực mạnh, có thể khiến cơ bị tê liệt và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Độc tố này sinh ra trong môi trường kỵ khí trong khi đó Botulinum được ứng dụng trong thẩm mỹ là tuýp A loại có độc lực thấp nhất, tương đối an toàn, chỉ gây yếu cơ nơi tiêm và đảm bảo an toàn trong làm đẹp.

Độc tố tuýp A ứng dụng nhiều trong thẩm mỹ, đã được bào chế tinh khiết, hàm lượng đo đếm được, đảm bảo an toàn, thường được tiêm vào các vùng da có nếp nhăn động như trán, quanh mắt, thon gọn góc hàm, bắp chân. Dù vậy bác sĩ Minh nhấn mạnh có an toàn đến đâu cũng tuyệt đối không được lạm dụng.

Bên cạnh đó, Botulinum toxin được ứng dụng phổ biến tại các bệnh viện chuyên ngành da liễu từ thẩm mỹ đến điều trị các bệnh lý như tăng tiết mồ hôi bàn tay, vùng nách...
 
 
Theo Hà Ly/SKCĐ