Món ăn bài thuốc giúp trị bệnh viêm mũi dị ứng

Admin
Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng chủ yếu là do gió độc gây ra, làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, gây suy nhược. Bên cạnh chữa bệnh bằng thuốc, chế độ ăn cũng rất quan trọng.
Để điều trị viêm mũi dị ứng, ngoài sử dụng các phương thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Dưới đây là những món ăn cần được bổ sung vào thực đơn cho bệnh nhân.

Cháo gạo lứt đậu đỏ

 

Gạo lứt chứa rất nhiều vitamin B1, B2, B3, B6, vitamin E, sắt, magie, mangan,… Trong đó, vitamin B1 và chất xơ trong gạo lứt cai hơn nhiều lần so với gạo trắng, nên được đánh giá là loại thực phẩm dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
 
Viêm mũi dị ứng: Ăn gì để chữa trị bệnh?
Để là cháo gạo lứt đậu đỏ trị viêm mũi dị ứng, chúng ta cần:

Nguyên liệu: gạo lứt 80g, đậu đỏ 50g, ngô 50g.

Cách làm: vo gạo và làm sạch các nguyên liệu, nấu thành cháo và mỗi ngày ăn một lần khi đói.

Tác dụng của món cháo này giúp kích thích hệ tiêu hóa, lợi thủy trừ thấp, hạ huyết áp, giải độc, giảm đờm rất tốt trong việc điều trị vêm mũi dị ứng, viêm xoang, bệnh cao huyết áp.

Bồ câu hầm thuốc bắc


Bạn cần chuẩn bị chim bồ câu non 1 con, hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ.

Cách làm: chim bồ câu làm thịt, đem bỏ phần ruột rồi chặt miếng. Tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các gia vị còn lại rửa sạch, thái nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm kĩ, thêm gia vị, dùng khi còn nóng, ăn trong ngày.

Đây cũng là một trong những phương thuốc Đông y, giúp bổ khí, trừ hàn, làm thông thoáng lỗ mũi, rất tốt cho người bị viêm mũi,viêm xoang, cơ thể suy nhược, phong tà xâm nhập.

Canh tôm củ cải trắng


Nguyên liệu: củ cải trắng 150g, đậu hũ 100g, tôm 100g, gừng, hành, tỏi, dầu ăn, gia vị vừa đủ.

Cách làm: củ cải trắng rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Tôm rửa sạch, sơ chế. Gía đỗ rửa sạch, đậu phu cắt miếng vuông, gừng và hành toiri bỏ vỏ, cắt nhỏ. Phi thơm hành tỏi, gừng và đổ nước vào đun sôi cùng với củ cải trắng. Tiếp đó,cho các nguyên liệu còn lại vào nồi và đun lửa nhỏ. Mỗi ngày ăn một lần, cả cái lẫn nước.

Tác dụng của món ăn này giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ phế, ích khí, rất thích hợp cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng, viêm xoang, suy nhược cơ thể do phế khí suy hư.
 

Canh mướp nấu thịt


Nguyên liệu: mướp hương 2 quả, thịt lợn nạc 200g, gừng hành và gia vị vừa đủ.
 
Viêm mũi dị ứng: Ăn gì để chữa trị bệnh?
Cách làm: thịt lợn rửa sạch, thái miếng vừa ăn, hành gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái vuông. Phi hành, gừng cho thơm rồi cho thịt vào, đảo đều trong vòng 5 phút. Sau đó, bạn cho mướp vào xào thêm 2 phút, cho nước vào đun sôi, thêm gia vị vừa ăn.

Theo Đông y, mướp có tính mát, vị ngọt, tác dụng hoạt huyết, giải độc. Món ăn này vừa bổ dưỡng lại vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu trừ đờm gió, hạn chế tái phát viêm mũi, viêm xoang hiệu quả.
 

Cháo thịt bò

 

Nguyên liệu: thịt bò 100g, tỏi tươi 60g, gạo tẻ 60g, rau thơm và gia vị vừa đủ.
 
Viêm mũi dị ứng: Ăn gì để chữa trị bệnh?
Cách làm: Thịt bò rửa sạch, thái miếng. Tỏi bóc vỏ, đập dập. Rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, ninh nhừ thành cháo, khi chín thì cho thêm thịt bò và tỏi vào đun sôi, thêm gia vị, ăn nóng.

Tỏi có vị cay ngọt, tính ấm, chứa chất acillin là một loại khoáng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Cháo thịt bò có tác dụng khu phong, trừ hàn, thông mũi, tốt cho người bị viêm xoang thể hàn thấp.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/08/viem-mui-di-ung_08042020132009.mp4[/presscloud]
Viêm mũi dị ứng