Vợ chồng Đường Dương 'một tay che trời', chính quyền Thái Bình yếu kém hay bao che?

Trong vụ án Đường "Nhuệ", ông Lê Việt Trường cho rằng, chính quyền Thái Bình phải làm rõ trách nhiệm trước công chúng, việc để đối tượng "hoành hành" trong thời gian dài là do năng lực yếu kém hay có sự bao che.
Vụ án Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi, tức Đường "Nhuệ") và vợ là Nguyễn Thị Dương (40 tuổi) cùng đồng bọn bị bắt trong thời gian gần đây vẫn đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Bên cạnh các ý kiến bức xúc trước hành vi côn đồ, tác oai tác quái, coi thường pháp luật của nhóm Đường "Nhuệ" thì cũng có không ít người đang đặt chỉ trích ngược lại về phía các cơ quạn chức năng, chính quyền địa phương tỉnh Thái Bình.
 
Đặc biệt, việc 4 cán bộ thuộc Sở Tư pháp và Sở Tài nguyên - Môi trường bị bắt giữ càng khiến dư luận thêm nghi ngờ và đặt câu hỏi có hay không sự bao che, hay bảo kê, móc ngoặc giữa nhóm của vợ chồng Đường Dương và cơ quan chức năng, chính quyền địa phương Thái Bình khi để vụ việc này xảy ra trong thời gian dài như vậy.
 
Vợ chồng Đường Dương 'một tay che trời', chính quyền Thái Bình yếu kém hay bao che?
Ông Lê Việt Trường - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội 

Trả lời trên báo VTC News, ông Lê Việt Trường - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho rằng, dư luận hoàn toàn có quyền đặt ra nghi ngờ về trách nhiệm của các cơ quan chức năng và chính quyền trong trường hợp này.
 
Theo ông Lê Việt Trường, hai vợ chồng Đường "Nhuệ" hoạt động phi pháp dưới mác Công ty TNHH Đường Dương kinh doanh lĩnh vực bất động sản. Việc băng nhóm tội phạm dùng doanh nghiệp làm vỏ bọc không phải là mới nhưng chúng thường hoạt động trong khá nhiều lĩnh vực và rất tinh vi, có "chân rết" ở nhiều nơi thì chuyện phát hiện, đấu tranh kịp thời cũng không phải dễ.
 
Tuy nhiên, để những vi phạm như thế diễn ra trong thời gian dài và xảy ra những vụ việc, hiện tượng khiến dư luận bức xúc nhưng không được giải quyết thì trách nhiệm thuộc về cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan công an.
 
Lực lượng công an là công cụ của Đảng và Nhà nước để duy trì an nình trật tự xã hội thì phải bảo đảm yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của mình. Để xảy ra hạn chế trong thời gian quan thì phải trả lời trước công chúng là hạn chế do năng lực hay do có cá nhân nào đó bao che.
 
Vợ chồng Đường Dương 'một tay che trời', chính quyền Thái Bình yếu kém hay bao che?
 Tòa nhà ở số 366 đường Lê Quý Đôn (ngã tư Lê Qúy Đôn – Lê Đại Hành, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình)- trụ sở của Công ty TNHH Đường Dương vi phạm trật tự xây dựng, nhưng vẫn được xây dựng, hoàn thiện và tồn tại nhiều năm nay.
 
Ông Lê Việt Trường nhận định, về bản chất, các băng nhóm tội phạm hoạt động núp dưới vỏ bọc của các tổ chức kinh tế như Đường "Nhuệ" đều hoạt động dựa trên cơ sở móc nối vào các cơ quan có thẩm quyền. Tức là tổ chức vi phạm pháp luật sử dụng mối quan hệ của họ với các băng đảng để trấn áp, răn đe, dùng luật rừng; bên cạnh đó lại móc nối vào sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền, hoặc một số cá nhân của các cơ quan có thẩm quyền.
 
Trong vụ án Đường "Nhuệ", trách nhiệm của Ban Giám đốc công an cũ và các cấp chính quyền Thái Bình cần được xem xét, tuy nhiên, cần phải đợi kết luận của vụ án mới có thể có căn cứ xác định.
 
"Rõ ràng các cơ quan này tự bản thân họ đang phải rà soát, kiểm điểm, xem xét lại tình hình địa bàn, xem xét trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn phải đợi vụ án này kết thúc, sau đó mới có thể có căn cứ bằng chứng, chứng cứ. Giống như chúng ta theo dõi các vụ án lớn như vụ Vũ 'nhôm', Út 'trọc' hay vụ MobiFone mua AVG thì cũng phải đợi kết luận", ông Lê Việt Trường nhận định.
 
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cũng cho biết, sau khi có kết luận xong thì các cơ quan có thẩm quyền như Uỷ ban Kiểm tra của Đảng hay các cơ quan Thanh tra của chính quyền sẽ vào cuộc. Nếu kết luận của Công an tỉnh Thái Bình chưa đủ thì Thanh tra Bộ Công an sẽ vào cuộc và có kết luận trả lời.
 
"Như cách làm của Đảng và Nhà nước thời gian qua thì ngay cả nghỉ hưu cũng không có nghĩa là 'hạ cánh an toàn' mà vẫn bị xém xét trách nhiệm. Từ cán bộ cấp Bộ trưởng cũng bị xem xét kỷ luật. Địa phương lúc đó nếu không tự nhận thấy được thì sẽ có cơ quan chỉ ra sai phạm đến đâu và tập thể lãnh đạo của thời kỳ để xảy ra tình trạng đó kéo dài chắc chắn phải chịu trách nhiệm".
 
Vợ chồng Đường Dương 'một tay che trời', chính quyền Thái Bình yếu kém hay bao che?
 Vợ chồng Đường "Nhuệ" xây dựng bỏ bọc là những doanh nhân thành đạt.
 
Ông Lê Việt Trường cho biết, theo quy trình thì vụ án vẫn phải được điều tra, nếu có vấn đề thì cơ quan cấp trên có thể lấy lên để điều tra tiếp. Về mặt Đảng nếu không thoả đáng thì sẽ phải kiểm điểm.
 
Nếu cấp dưới tự nhận thức và đánh giá được hạn chế, làm với trách nhiệm tự phê bình và làm tốt thì cấp trên có thể căn cứ vào kết luận ở bên dưới. Còn nếu không thoả đáng thì cấp trên thì sẽ có biện pháp.
 
"Như trước đây vụ Thủ Thiêm ở TP.HCM, địa phương kiểm điểm không đến nơi đến chốn, sau này Thanh tra Chính phủ và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc thì bắt đầu ra một loạt các cán bộ dính líu.
 
Ban đầu vì rất đông các cán bộ ở đó dính líu nên địa phương khi xem xét có phần cả nể, không xác định đầy đủ tất cả trách nhiệm, khi đó sẽ có cơ quan cấp trên, bây giờ khó lòng có thể 'một tay che trời'".
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/20/Vo-chong-Duong-Duong-mot-tay-che-troi-chinh-quyen-Thai-Binh-yeu-kem-hay-co-bao-che_20042020171139.mp4[/presscloud]
Công ty Đường Dương đã lũng đoạn đấu giá đất ở Thái Bình như thế nào?
 
 
Kiều Đỗ (t/h)