Mới đây, cộng đồng mạng bất ngờ chia sẻ thông tin về đoạn clip 11 phút ghi lại cảnh nóng của một đôi nam nữ được cho là học sinh lớp 6 của một trường THCS chưa rõ. Ngay lập tức, một loạt từ khóa, bài viết có liên quan như "Biết vụ học sinh lớp 6 chưa?", "Vụ học sinh lớp 6 là như thế nào vậy mọi người?", "Học sinh lớp 6 mà giờ mạnh bạo quá!"... kèm theo đó là một link google drive gồm 2 đoạn clip nhạy cảm bị phát tán tràn lan dưới phần bình luận.
Chưa dừng lại ở đây, bất chấp nguy cơ bay màu tài khoản, khả năng bị kẻ xấu lấy cắp thông tin cá nhân qua "link bẩn", một bộ phận dân mạng vẫn tiếp tục để lại bình luận "xin link", "xin clip học sinh 6"... vô cùng phản cảm khiến nhiều người tỏ ra ngán ngẩm. Thay vì hạn chế chia sẻ để tránh ảnh hưởng đến nhân vật bị lộ clip nóng, hành động này của dân mạng đáng bị lên án, phê phán.
Không ít người dùng mạng cũng bày tỏ quan điểm đã đến lúc dẹp bỏ nạn chia sẻ tin 'bẩn' trên mạng xã hội. Đây là một trong số những nguyên nhân dẫn đến việc văn hóa phẩm đồi trụy bị phát tán rộng rãi thiếu kiểm soát. Cách thức để chia sẻ thường là những dòng trạng thái khơi gợi sự tò mò, kích thích người dùng tìm kiếm "link bẩn" để thỏa mãn dục vọng cá nhân.
Những thông tin kiểu trên làm ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của người tiếp nhận, nhất là lứa tuổi còn trẻ, bồng bột dễ bị sa đọa vào những thứ độc hại, làm cho người nhận có cách nhìn lệch chuẩn. Lâu dần điều này sẽ trở thành thói quen xấu cho cả một thế hệ mà chắc chắn chúng ta không muốn điều này xảy ra.
Để hạn chế những thông tin "bẩn" trên mạng xã hội, người dùng cần thực sự tỉnh táo, sáng suốt, tiếp cận thông tin một cách có chọn lọc, tránh vị tiêm nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực bởi những đường "link bẩn" đó. Hạn chế đọc các bài viết từ các trang thông tin ít lượt theo dõi, tài khoản ảo không có nhiều thông tin xác minh... Mỗi người cũng cần tự giác nhận thức rằng việc chia sẻ, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy hoàn toàn có thể bị truy cứu và xử lý theo quy định của pháp luật.