Chiều 19/11, hiện tượng nguyệt thực một phần kéo dài nhất trong 580 năm qua sẽ diễn ra. Ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng quan sát hiện tượng này bằng mắt thường.
Nguyệt thực là gì?
Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời. Khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng không hoàn toàn thẳng hàng, Trái đất sẽ cản trở một số ánh sáng của Mặt trời chiếu tới Mặt trăng. Điều này làm cho mặt trăng bị che phủ một phần, gọi là nguyệt thực một phần.
Nguyệt thực một phần vào ngày 19/11/2021 là nguyệt thực cuối cùng của năm, cũng là nguyệt thực dài nhất kể từ thế kỷ 15, kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ. Lần cuối cùng xảy ra hiện tượng nguyệt thực kéo dài như vậy là vào ngày 18 tháng 2 năm 1440.
Theo như trang dự báo Date and Time, Việt Nam thuộc vùng rìa có thể quan sát được nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ ngày 19/11. Các địa phương có thể quan sát tốt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh không thuận lợi lắm vì dự báo trời nhiều mây.
Dự kiến, bóng của Trái đất sẽ che 97% mặt trăng tròn, chặn hầu hết ánh sáng của mặt trời và nhuộm mặt trăng thành màu đỏ sẫm. Việt Nam nằm ở khu vực ngoài rìa của vùng có thể quan sát nguyệt thực, do đó, chúng ta sẽ trông thấy hiện tượng này từ khi trăng mọc, vào khoảng 17h26 đến 17h47 chiều 19/11. Đây là thời điểm nguyệt thực đạt cường độ lớn nhất.
Để xem được rõ nét, người xem cần đi đến một địa điểm cao (các tòa nhà cao tầng), hoặc một nơi không bị che khuất tầm nhìn về phía Đông - đông bắc. Phải đến 4000 năm nữa mới lại có nguyệt thực một phần kéo dài như vậy, nên những người có điều kiện không nên bỏ lỡ hiện tượng thiên văn thú vị này.
Xem trực tiếp Nguyệt thực 19/11 ở đâu?
Nếu không thể quan sát trực tiếp, chúng ta có thể xem sự kiện nguyệt thực dài nhất thế kỷ trên một số chuyên trang về thiên văn vũ trụ phát trực tiếp, như trang timeanddate.com.