10 thảo dược tự nhiên dễ kiếm trị viêm họng cực hiệu quả

Khi bị viêm họng, người bệnh thường có triệu chứng đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm… rất khó chịu. Xin giới thiệu một số vị thuốc dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng hiệu quả.
Bệnh viêm họng rất phổ biến, từ già đến trẻ ai cũng có thể mắc. Khi các yếu tố nguy cơ gây viêm họng ngày càng nhiều, tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng thì cũng là lúc nhiều người tìm đến và sử dụng các loại thảo dược, các bài thuốc Nam lành tính và hiệu quả. Dưới đây là những vị thuốc dân gian đã được sử dụng từ lâu trong điều trị chứng viêm họng.
 

1. Cây lược vàng

 
Cây lược vàng Thuoc-Nam-dieu-tri-viem-hong
 
Theo y học cổ truyền, cây lược vàng có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm. Thường được sử dụng để sắc uống hàng ngày để chữa bệnh. Theo y học hiện đại, cây lược vàng (Callisia fragrans) rất nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh lý về đường hô hấp và tai mũi họng, đặc biệt chữa viêm họng rất tốt. Bởi trong thành phần của loại dược liệu này chứa một lượng lớn các loại hoạt chất sinh học rất có lợi cho sức khỏe người bệnh.
 
Cây lược vàng là loại cây khá dễ tìm, chúng được dùng làm thuốc, làm cảnh. Bộ phận có công dụng nhất chính là lá, lá cây lược vàng có tác dụng kháng viêm, chống sưng rất có ích trong việc chữa viêm họng. Mỗi khi gặp phải tình trạng đau họng, rát họng, đau khi nuốt, kem theo ho khan, ho có đờm… các bạn hãy hái lá lược vàng đem rửa sạch và ngâm với muối, sau đó nhai và ngậm lá trong miệng. Chừng 10-15 phút thì nhả bã ra, bạn thực hiện cách này vài lần là những triệu chứng trên sẽ thuyên giảm.
 

2. Quả hồng bì

 
Trong dân gian người ta gọi quất hồng bì là kim quất –  một loại cây mọc hoang và được gieo trồng nhiều ở miền Bắc. Vào khoảng tháng 12 trở về sau tháng 1 là thời điểm mà chúng ta có thể bắt gặp quất hồng bì nở rộ nhất. Theo đó, loại dược liệu này xuất phát từ họ cây cam và quýt, mang trong mình vị ngọt thanh xen kẽ một chút chua khá đặc biệt không giống như vị chua của cam hay quýt.
 
Cây hồng bì là một cây thuốc Nam quý bởi vì toàn bộ rễ, thân, lá, quả của cây đều có tác dụng chữa bệnh. Để chữa viêm họng người ta thường sử dụng quả hồng bì. Lấy 4-5 quả hồng bì tươi hấp với đường phèn, ăn sẽ giảm tình trạng viêm họng, đặc biệt là viêm họng kèm theo ho và có đờm. Sử dụng cách này ngày 3 lần vào sáng, trưa, tối sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng viêm họng.
 

3. Củ tỏi

 
Củ tỏi dieu-tri-viem-hong
 
Trong Đông y, tỏi có vị hăng, mang tính ấm có tác dụng làm ấm cơ thể, đào thải độc tố. Không chỉ vậy trong loại dược liệu này còn chứa một hàm lượng lớn các hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.
 
Tỏi là một loại cây gia vị mà hầu hết mọi nhà đều có sẵn trong bếp. Trong thành phần của tỏi có chứa chất allicin có công cụng kháng viêm, chống virus, giảm các triệu chứng ho, long đờm… Và tỏi được coi như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe con người. Để chữa viêm họng các bạn hãy lấy 3-4 nhánh tỏi sống để ngậm và nhai hàng ngày, hoặc có thể ép lấy nước uống.
 

3. Hoa kinh giới

 
Lá và hoa của nó có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống co thắt, cholagogue (giúp tiết túi mật), ra mồ hôi, long đờm và các đặc tính như một loại thuốc bổ. Tinh dầu chiết xuất từ hoa kinh giới có tác dụng giúp thông họng, lợi phế, giảm đau, long đờm và các đặc tính như một loại thuốc bổ. Bởi vậy, các thầy thuốc đã kết hợp hoa kinh giới với một số loại thảo dược khác giúp chữa viêm họng rất tốt.
 
Nguyên liệu: Hoa kinh giới 12g, cát cánh 12g, cam thảo 4g. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc cùng với 500ml nước. Sắc đến khi nào lượng nước thuốc trong ấm còn lại khoảng 200ml là được. Chia phần nước thuốc này thành 2 lần uống trong ngày, lưu ý uống trước bữa ăn. Sử dụng một thời gian sẽ thấy hiệu quả trong việc chữa viêm họng.
 

4. Cây rẻ quạt

 
Cây rẻ quạt trị viêm họng
 
Trong Y học cổ truyền, rẻ quạt là vị thuốc quý trong nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc. Rẻ quạt tính hàn vào các kinh phế, can, có vị đắng có khả năng tiêu đờm, giảm ho, trị amidan mủ, hầu họng. Tuy nhiên, những người tì vị hư hàn, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi và phụ nữ có thai không được dùng do xạ can hơi có độc.
 
Cũng giống như hoa kinh giới việc sử dụng cây rẻ quạt kết hợp với một số vị thuốc khác cũng rất hiệu quả khi bị viêm họng. Nguyên liệu gồm: Cây rẻ quạt 6g, mạch môn 10g, lá húng chanh 8g, cam thảo 6g, tất cả đem sắc với 650ml nước. Sắc đến khi còn lại khoảng 300ml là được. Chia làm 3 lần uống trong ngày, uống trước mỗi bữa ăn. Dùng thuốc này trong vài ngày thì có thể khỏi viêm họng.
 

5. Lá xương sông

 
Lá xương sông là một vị thuốc chữa bệnh viêm họng được khá nhiều người tin dùng. Theo Đông y, lá xương sông có tính ấm, hơi cay và có vị đắng. Có công dụng rất hiệu nghiệm trong việc hỗ trợ điều trị các chứng ho, sổ mũi, cảm cúm, nôn mửa và viêm họng.
 
Chuẩn bị từ 5 đến 10 lá xương sông rồi đem rửa sạch, vò nhẹ để lá tiết ra tinh dầu. Sau đó, bạn nhúng vào giấm ăn và ngậm hàng ngày. Kiên trì thực hiện theo phương pháp này, các triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm rõ rệt, không những thế sức khoẻ cũng cải thiện hơn.
 

6. Rau diếp cá


Rau diếp cá trị viem họng
 
Rau diếp cá không chỉ được biết đến là gia vị được dùng trong một số món ăn chính hoặc món ăn kèm mà còn được biết đến là một vị thuốc lành tính, chữa các bệnh lý thông thường ở người. Để điều trị bệnh viêm họng hiệu quả và an toàn, trước hết người bệnh cần lựa chọn những lá diếp cá tươi, không bị sâu đục, lá vàng, những lá còn giữ được các thành phần dinh dưỡng và cần rửa sạch bằng nước trước khi chế biến.
 
Chuẩn bị rau diếp cá và nước gạo đặc. Rau diếp cá đem xay nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho nước rau diếp cá và nước gạo đặc vào nồi đem đun sôi lên. Mỗi ngày bạn uống khoảng 3 lần, mỗi lần 1/2 ly nước rau diếp cá như vậy là bệnh sẽ khỏi hẳn.
 

7. Lá chua me đất

 
Theo y học cổ truyền, chua me đất hoa vàng có vị chua, tính mát; có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm, làm dịu, làm hạ huyết áp và lợi tiêu hoá. Thường được dùng trị viêm họng, sốt, ho... Chuẩn bị các nguyên liệu sau: Lá chua me đất 20g, lá rẻ quạt 10g, bồ công anh 20g, cam thảo 16g. Đem sắc lấy nước uống. Với bài thuốc này chia làm 3 lần uống trong ngày.
 

8. Lá bạc hà 

 Lá bạc hà trị viem họng
 
Bạc hà với hương vị thanh mát không chỉ là loại rau gia vị và ăn sống được nhiều người ưa thích mà còn có nhiều tác dụng dược lí. Tinh dầu bạc hà giúp giảm stress, giúp thông mũi, mát họng. Trong bạc hà còn có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng giảm sưng, chống viêm tốt. Lá bạc hà phù hợp cho việc chữa viêm họng từ xa xưa đã được ông bà ta sử dụng.
 
Cách làm: Lá bạc hà bạn rửa sạch rồi nhai dập với vài hạt muối, ngậm và nuốt từ từ. Bạn có thể nuốt luôn cả phần bã thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Việc nhai lá bác hà dù rất thơm nhưng hơi nồng. Nếu không chịu được vị nồng này bạn có thể cho lá bạc hà vào xay rồi pha với một chút nước ấm rồi uống từ từ cũng giúp dấu hiệu viêm họng giảm nhanh.
 

9. Dùng hoa đu đủ đực điều trị viêm họng

 
Hoa đu đủ đực chính là nguyên liệu quan trọng trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Dùng hoa đu đủ đực chữa bệnh viêm họng là một trong số đó. Hoa đu đủ đực không chỉ rất lành tính với người lớn mà trẻ con sử dụng cũng rất tốt, không gây nên tác dụng phụ. Để có tác dụng chữa viêm họng được tốt hơn, người xưa thường kết hợp với lá hẹ.
 
Cách thực hiện: Hoa đu đủ đực và lá hẹ bạn rửa sạch với nước muối, cho vào một bát sứ. Bạn có thể tận dụng lúc nấu cơm để cho nguyên liệu đã rửa sạch vào hấp. Hấp chín rồi lấy ra nghiền nát và uống. Mỗi ngày chỉ cần thực hiện 2 lần trong vài ba ngày là bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm.
 
Các cây thuốc Nam trên có thể chữa viêm họng ở gian đoạn ban đầu khi bệnh tình mới phát và có các dấu hiệu như ho, đau họng… Khi bệnh đã trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị, tránh biến chứng.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)