17 mẹo cho bà bầu thiết thực như cẩm nang giúp chị em nhẹ nhàng vượt qua 9 tháng thai kỳ

Thời kỳ mang thai, cơ thể chị em thay đổi hoàn toàn khiến nhiều người không khỏi bỡ ngỡ. Cùng tham khảo cẩm nang 30 mẹo cho bà bầu thiết thực nhất giúp chị em có thai kỳ an toàn, em bé phát triển khỏe mạnh.
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng, sức đề kháng suy giảm khiến mẹ dễ mắc bệnh. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và đảm bảo sự an toàn của thai nhi trong suốt thai kỳ, tham khảo ngay 30 mẹo cho bà bầu thiết thực nhất sau đây.
 
 

1. Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu

 
Khi bị viêm họng người ta thường dùng kháng sinh nhưng với bà bầu không thể dùng thuốc thì chỉ có thể dùng mẹo dân gian. 
 
Thái lát quả chanh thành miếng và ngâm với muối hạt ngậm trong ít nhất 5 lần/ngày, liên tục trong 2-3 ngày.
 
Thái vài lát gừng tươi trộn với 1 thìa mật ong ăn vào buổi sáng, uống thêm một cốc sữa nóng nếu cần.
 
17 mẹo cho bà bầu thiết thực như cẩm nang giúp chị em nhẹ nhàng vượt qua 9 tháng thai kỳ
 
Pha hỗn hợp nước chanh + mật ong + gừng, uống từng ngụm nhỏ trong 3 ngày liền.
 
lấy 3-4 quả quất vỏ xanh, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, ngâm với mật ong. Đem hấp cách thủy hỗn hợp này để nguội uống ngày 2 – 3 lần.
 
Giã nát húng chanh trộn muối và 10ml nước sôi. Gạn lấy nước đặc để uống 2 lần vào sáng và tối.
Giá đỗ rửa sạch, luộc chín rồi lọc lấy nước uống thay nước hàng ngày trong 2-3 ngày để thấy cổ họng dịu đi.
 

2. Mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu

 
Bà bầu bị tiêu chảy chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, lúc này bà bầu cần chú ý bù nước để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Thử ngay một số mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu sau đây.
 
Dùng 2-3 thìa đường đỏ hoà tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu trong 2-3 ngày.
 
Lấy 1 nhánh gừng tươi khoảng 100g cùng vài lá chè khô đun chung với gần 1 lít nước. Đun cho tới khi cạn còn một bát nước thì thêm dấm gạo vào uống 3 lần/ngày.
 
Rang gạo trên chảo cho đến khi hạt vàng lên cùng vài lá ngải cứu. Sau đó cho đường đỏ vào sắc lấy nước uống trong 2 ngày là hết tiêu chảy.
 
Mua măng cụt về ăn, bà bầu chớ nên vứt phần vỏ đi bởi đây là phương thuốc chữa tiêu chảy an toàn mà hiệu nghiệm. Chọn 6-8 vỏ măng cụt dầy mình, rửa sạch và sắc lấy nước uống trong 2 ngày.
 

3. Mẹo chữa ợ nóng cho bà bầu

 
Hiện tượng ợ nóng khi mang thai có thể do bà bầu ăn phải một số thực phẩm khó tiêu hoặc do bệnh lý về đường tiêu hóa. Dù không phải hiện tượng nghiêm trọng nhưng gây nhiều phiền toái cho bà bầu.
 
Để hạn chế tình trạng này, bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa, mỗi lần ăn từng chút một, giảm lượng thức ăn nạp vào trong mỗi lần.
 
Bà bầu chú ý hạn chế các loại hoa quả có vị chua, nhiều axit như cam, chanh, cà chua… thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, caffeine. Trong bữa ăn hàng ngày nên ăn thực phẩm dạng lỏng để dễ tiêu hóa. Khi ngủ, mẹ bầu nên nghiêng về bên trái để tránh bị trào ngược dạ dày.

4. Mẹo chữa ngứa cho bà bầu

 
Thay đổi nội tiết tố làm da bị khô, rạn hay dị ứng thời tiết khiến chị em bị ngứa khi mang thai. Bà bầu chườm lạnh để xoa dịu cơn ngứa tức thì, tuyệt đối tránh gãi khiến da đỏ mẩn, trầy xước.
 
Bà bầu có thể thêm một chút yến mạch vào nước ấm khi tắm, thoa lên vùng da bị ngứa, sẽ thấy da mềm hơn và dịu đi cơn ngứa.
 
Chị em trộn bột baking soda với nước thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vùng da bị ngứa. Một cách khác là vắt lấy nước cốt chanh rồi thoa lên vùng da bị ngứa mát xa nhẹ nhàng. Nếu mẹ bầu gãi trầy xước da thì không nên dùng cách này.
 

5. Mẹo chữa ốm nghén cho bà bầu

 
Trộn nước mía tươi với nước ép gừng uống mỗi ngày 2-3 ly để làm giảm nôn nghén, kích thích thèm ăn. 
 
Dùng phật thủ và vài lát gừng tươi cùng với đường cát vừa đủ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút dùng uống thay nước hàng ngày.
 
17 mẹo cho bà bầu thiết thực như cẩm nang giúp chị em nhẹ nhàng vượt qua 9 tháng thai kỳ
 
Đem nấu gừng tươi và ô mai mơ với nhau lấy nước bôi vào lưỡi ngày vài lần trước và sau khi ăn hay mỗi khi buồn nôn mẹ bầu sẽ không thấy đắng miệng.
 
Lấy vỏ quýt rửa sạch, dùng dao cạo lớp màng bên trong rồi thái thành sợi nhỏ đem đun với lát gừng thái sợi lấy nước uống.
 
Uống nước chanh tươi hòa với nước ấm cũng chống nôn nghén hiệu quả. Chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong ướp trong 1 ngày rồi đem đun lửa nhỏ tới khi cạn nước. Bỏ vào hũ thủy tinh bảo quản, mỗi ngày ăn hỗn hợp này vài lần sẽ hết buồn nôn. 
 

6. Mẹo trị đau đầu cho bà bầu bằng cách mát xa

 
Dùng 4 đầu ngón tay, đặc biệt dùng phần dưới ngón tay để ấn vào phần nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. 
 
Nếu nhức đầu tại khu vực xoang, hãy tự xoa bóp và day trên đầu ngón tay, móng tay.
 
Xoa bóp huyệt phong trì ở khoảng lõm bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
 
17 mẹo cho bà bầu thiết thực như cẩm nang giúp chị em nhẹ nhàng vượt qua 9 tháng thai kỳ
 
Xoa bóp huyệt thái dương bằng cách ấn nhẹ hai bên trán 5-10 lần trong 1 phút, xoa 3-5 lần.
 
Xoa bóp huyệt bách hội ở điểm gặp nhau của hai đường vuông góc nối giữa hai đỉnh vành tai và đường chạy dọc qua giữa đầu, liệt khuyết. Tìm tới vị trí ở dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1,5 thốn. 
 
Xoa bóp huyệt huyết hải ở bờ trong đầu xương bánh chè đo lên 2 thốn. Xoa bóp huyệt phong phủ ở nằm ở chân tóc gáy đo lên 1 thốn.
 

7. Mẹo chữa táo bón cho bà bầu 

 
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, để giải quyết tình trạng này, bà bầu hãy sử dụng một số loại thực phẩm sau.
 
Ăn cà rốt đã nấu chín như nấu cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc mỗi ngày uống 1 ly nước ép cà rốt.
 
Ăn khoảng 100g/ngày trong vài ngày liền, để tăng cường bài tiết phân, không ăn kéo dài có thể gây thừa đường.
 
Bí đỏ giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, có thể ăn canh bí đỏ hầm xương, nấu cháo bí đỏ.
 
Ăn chuối đã chín kỹ hoặc chuối đã nấu chín, tuyệt đối không ăn chuối xanh có thể gây ngộ độc, táo bón.
 
Ăn đu đủ chín với chất papain và enzyme tiêu hóa chất đạm hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
 

8. Mẹo chữa nổi mề đay cho bà bầu

 

Tránh tiếp xúc với gió trời, nếu ở trong nhà thì bật quạt hoặc điều hòa với số nhỏ nhất. Nên chọn quần áo thấm mồ hôi, rộng thoáng để cơn hạn chế va chạm với da.
 
Dùng lá khế chua đun nước tắm hoặc dùng một nắm cây mùi tàu có kèm rễ, phơi khô rồi sao vàng đun nước uống trong vài ngày.
 
Bà bầu bị nổi mề đay tuyệt đối không được gãi hoặc xoa dầu gió. Chú ý giữ ẩm da. Không nên sử dụng sữa tắm hay xà phòng để tránh làm khô da.
 
Tham khảo ý kiến bác sĩ để bôi thuốc mỡ steroid tại chỗ. Trường hợp nổi mề đay nặng, bác sĩ có thể cho uống Steroid.
 

9. Mẹo hạ sốt cho bà bầu

 

Chườm khăn và lau người bằng nước ấm trong trường hợp sốt nhẹ. Bà bầu làm ướt một tấm khăn bằng nước ấm rồi đắp lên trán kết hợp vò khăn với nước ấm lau người. Không dùng nước đá hay nước lạnh sẽ gây cảm ngược trở lại.
 
Giã nhuyễn một nhúm lá húng quế rồi thêm nước nóng vào ngâm sau đó bỏ bã đi lấy nước thêm mật ong vào uống.
 
17 mẹo cho bà bầu thiết thực như cẩm nang giúp chị em nhẹ nhàng vượt qua 9 tháng thai kỳ
 
Lấy 2-3 lòng trắng trứng đánh đều trong vòng 1 phút rồi dùng một chiếc khăn tay ngâm vào phần lòng trắng trứng đắp lên lòng bàn chân. Cứ như vậy thay khăn 20 phút một lần.
 
Dùng giấm táo cho vào bồn nước ấm rồi ngâm mình trong khoảng từ 5 đến 10 phút sẽ thấy hạ thân nhiệt. Hoặc cho giấm táo vào nước ấm rồi  ngâm một chiếc khăn ngâm sau đó lau mặt và đắp lên trán, bụng, lòng bàn chân.
 
Hòa hỗn hợp nước + nước cốt chanh thêm mật ong và muối, trộn đều lên uống trong ngày.
 

10. Mẹo chữa ngạt mũi cho bà bầu

 
Lấy một ít nước ấm cho vào bát, nhúng ướt khăn mặt rồi vắt nhẹ, đắp khăn lên mặt để hít hà hơi nóng phả xuống mũi.
 
Làm ấm mũi bằng cách thoa một lớp kem dưỡng ẩm bên ngoài cánh mũi sau đó mát xa nhẹ trong vài phút.
 
Hiện tượng ngạt mũi thường nặng lên mỗi khi ngủ do đó mẹ bầu hãy kê cao gối hơn khi ngủ. Nên tránh gối quá cao có thể gây đau mỏi cổ.
 
Giã nát tỏi cho vào một bát nhỏ rồi đưa lên mũi ngửi nhiều lần hoặc ăn tỏi sống đều có tác dụng thông mũi.
 
Đốt tinh dầu sả trong nhà để lấp đầy căn phòng bằng mùi hương dễ chịu lại giúp thông thoáng mũi.
 
Nấu hỗn hợp nước lá tía tô và kinh giới, ăn thêm cháo hành để giải nhiệt, làm thông mũi.
 

11. Mẹo giảm đau lưng cho bà bầu

 
Khi ngồi, bà bầu nên ngồi thẳng lưng, giữ cho cột sống thẳng, vai thẳng. Có thể đặt một chiếc ghế thấp dưới đất để kê chân. Khi ngồi hãy dựa lưng vào một chiếc gối và không nên ngồi quá lâu.
 
Khi ngủ, bà bầu là nằm nghiêng về bên trái để giúp lưu thông máu dễ dàng, đồng thời đặt một chiếc gối kê dưới lưng.
 
Bà bầu có thể tập các bài tập như bơi, đi bộ, yoga trước sinh và các bài tập hỗ trợ lưng và bụng.
Nếu cơn đau kéo dài, bà bầu có thể nhờ ông xã mát xa nhẹ nhàng hoặc chườm ấm sẽ thấy hiệu quả.
 
Bà bầu hãy tránh xa giày cao gót hoặc dép xỏ ngón mà chọn những đôi giày đế bằng, có kích thước phù hợp với bà chân vốn đã phù nề.
 
Bà bầu khi bụng to nên tránh thay đổi tư thế đột ngột. Không cúi xuống nâng đồ dưới sàn nhà, không đứng lên đột ngột khi đang ngồi. Nếu đang ngồi xổm trên sàn, phải xoay người tới vị trí mới chứ không nhoài người theo hướng đó. 
 

12. Mẹo trị ho khi mang bầu

 
Bà bầu nên uống trà ấm thêm vài lát chanh tươi, gừng, mật ong, tránh các loại đồ uống lạnh hay có cồn. 
 
Hấp chanh hoặc quất với mật ong, đường phèn làm thuốc ngậm cả ngày, liên tục trong 2-3 ngày sẽ giảm ho đi nhiều.
 
Giá đỗ, rửa sạch đem luộc lấy nước uống giúp giảm làm dịu cổ họng.
 
Lá hẹ rửa sạch đem hấp với mật ong cho tới khi lá nhừ mỗi ngày ăn 2-3 lần, ăn trong 2-3 ngày.
 
Hành tây băm nhuyễn cho vào bát thêm 500g đường để qua đêm thành hỗn hợp sệt rồi ăn nhiều lần lần trong ngày.
 

13. Tư thế quan hệ tình dục khi mang thai an toàn nhất

 
Tư thế Doggy: Bà bầu quỳ xuống lấy gối đỡ phần bụng bầu, để chồng tương tác từ phía sau sẽ không lo ảnh hưởng tới bụng bầu.
 
Tư thế cưỡi ngựa: Người chồng chỉ việc nằm hưởng thụ bởi sự chủ động dành cho bà vợ. Bà bầu ngồi trên điều chỉnh độ nông, sâu và tư thế sao cho cảm thấy thăng hoa nhất.
 
17 mẹo cho bà bầu thiết thực như cẩm nang giúp chị em nhẹ nhàng vượt qua 9 tháng thai kỳ
 
Tư thế “mặt đối mặt” thích hợp khi bụng bầu chưa quá lớn. Người chồng ngồi tựa vào một điểm vững chắc như thành giường, bà bầu ngồi lên đùi chồng trong tư thế mặt đối mặt và cả hai tương tác với nhau.
 
Tư thế góc tù dành cho mẹ bầu trong tam nguyệt cá thứ hai. Bà bầu nằm ngửa tạo với chồng một góc hình chữ V. Hãy nhớ đặt một chiếc gối dưới lưng còn chồng có thể tương tác từ phía trước.
 

14. Bà bầu tắm đúng cách

 
Bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen, không nên ngâm mình trong bồn nước nóng hay phòng xông hơi. Bởi nước nóng có hại cho thai nhi đồng thời ngâm mình trong bồn nước quá lâu sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm. Tốt nhất bà bầu chỉ nên tắm tối đa 10 phút, nước không quá nóng, không nên tắm sau khi bị tụt huyết áp và sau khi ăn no.
 

15. Bà bầu không nên cãi nhau, la hét lớn

 
Điều này chỉ khiến mẹ bầu thêm căng thẳng và stress gián tiếp khiến lượng hormone dopamine và cortisol trong máu tăng cao, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của thai nhi. Đó là chưa kể, bà bầu la hét lớn tiếng dễ bị đau đầu, buồn nôn nhiều và gây khó ngủ.
 

16. Chăm sóc răng miệng khi mang thai

 
Khi mang thai, bà bầu dễ bị chảy máu chân răng do đó chị em nên sử dụng bàn chải mềm cùng với kem đánh răng dịu nhẹ. Có thể súc miệng thường xuyên nếu bị nghén nặng nhưng không nên đánh răng ngay sau khi nôn. 
 

17. Mẹo cho bà bầu dễ đẻ

 
Từ tuần thứ 35 trở đi, mẹ bầu nên uống nước bông bụp một lần trong ngày.
 
Bắt đầu từ tuần thứ 37 trở đi mẹ bầu mỗi ngày ăn một bát chè mè đen. Khi có dấu hiệu sắp sinh hoặc trong tuần cuối thai kỳ uống nước lá tía tô cho dễ đẻ. Trước khi vào phòng sinh uống một cốc nước mật ong với nước ấm.
 
Trước khi sinh 10-15 ngày lấy cây cỏ xước phơi khô, sao vàng, sắc nước uống để tử cung mở, sinh thuận lợi hơn.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/11/phu-nu-mang-thai-khong-nen-an-gi_11032020164959.mp4[/presscloud]
Phụ nữ mang thai không nên ăn gì
 
 
Hà Ly (t/h)