Măng giàu nước và chất xơ
Các chuyên gia đã chỉ ra 91% thành phần của măng là nước, kế đó là hàm lượng chất xơ dồi dào tới 2,56% (nhiều hơn cả chất xơ trong rau mầm là 1,27%, của dưa leo là 0,61% và bắp cải là 1,58%). Nguồn chất xơ dồi dào trong măng được cho là làm giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa.

Trong măng tươi có chứa một chất chống oxy hóa mạnh là Phytosterol. Nhờ thành phần này mà ăn măng có tác dụng giảm tình trạng sưng viêm, hỗ trợ quá trình sản sinh, làm mới của tế bào.
Không chỉ giàu chất xơ, hàm lượng kali trong măng khá cao với 535mg kali trong 100g măng tươi. Do đó, măng được xếp vào nhóm thực phẩm có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Trong măng có chứa hàm lượng đường và chất béo không đáng kể nên khi ăn vào không ảnh hưởng nhiều tới cân nặng. Ngoài ra, trong măng tươi còn có các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho.
Bà bầu ăn măng tốt không?
Từ trước tới nay măng dù rất phổ biến nhưng luôn được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì có thể gây ngộ độc. Nhiều người thắc mắc vậy bà bầu ăn măng tốt không và các chuyên gia khuyến cáo bà bầu có thể ăn măng nhưng cần hết sức thận trọng.
Dù măng rất giàu chất xơ và có chứa một số loại vitamin và khoáng chất nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa. Măng là nhóm thực phẩm khó tiêu, ăn vào dễ gây trướng bụng, đầy bụng với người có hệ tiêu hóa kém. Thực tế không ít trường hợp bị tắc ruột do ăn quá nhiều măng không thể tiêu hóa hết và tắc lại trong dạ dày.

Đặc biệt, bà bầu được khuyến cáo không nên ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn thai phụ đang bị ốm nghén, thể trạng yếu không thể tiêu hóa được những thực phẩm giàu chất xơ như măng.
Hai thành phần glucozit sinh acid xyanhydric khi kết hợp với dịch vị tiêu hóa trong dạ dày, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN) gây hiện tượng ngộ độc măng.
Đặc biệt, trong măng có chứa một chất độc là cyanide. Với độc tính nhẹ nên chất này chỉ gây ra các triệu chứng buồn nôn, khó thở đau đầu, tụt huyết áp... cho những người ăn quá nhiều măng cùng lúc. Tuy nhiên, nếu sơ chế măng không kỹ trước khi ăn có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Do đó, các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên hết sức thận trọng khi ăn măng. Thực tế các chất dinh dưỡng trong măng hoàn toàn có thể thay thế bằng nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng hơn, cách tốt nhất bà bầu không nên ăn măng.
Bà bầu ăn măng cần lưu ý gì?
Các bước sơ chế đầu tiên là vô cùng quan trọng để loại bỏ bớt độc tố trong măng. Chị em mua măng về rửa sạch với nước nhiều lần, ngâm muối rồi luộc kỹ qua 3 lần tới khi nước luộc. Khi luộc nên mở vung để độc tố bay đi.

Ngâm măng và luộc măng kỹ có thể loại bỏ tới 80% chất độc trong măng. Lưu ý những lần luộc măng nên bỏ nước đi vì trong nước này chứa nhiều chất độc.
Khuyến cáo các mẹ không nên ăn măng thường xuyên, chỉ ăn 1-2 lần trong tháng, mỗi bữa không quá 200 – 300g. Nếu có các trường hợp ngộ độc sau khi ăn măng thì tuyệt đối không ăn nữa và tìm tới các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Ai không nên ăn măng?
Vì măng giàu chất xơ nên người có vấn đề về tiêu hóa được khuyến cáo không nên ăn măng. Khi ăn vào dạ dày phải co bóp nhiều để nghiền nát xơ măng, ngoài ra độc tố trong măng còn gây kích tứng dạ dày, gây nôn mửa, làm tình trạng viêm loét nặng thêm. Người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, chảy máu thành bụng.
Bà bầu đang ốm nghén, tiêu hóa kém, bà bầu bị thiếu máu không nên ăn măng sẽ làm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu sắt tạo máu.
Người bị sỏi thận nên nói không với măng vì axit oxalic kết hợp với canxi có sẵn trong măng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ăn măng gây hại cho gan, dạ dày, thực quản.
Cha mẹ không nên cho con ăn măng bởi thành phần axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm. Một phần axit oxalic trong măng có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi đường tiết niệu, mặt khác chúng cản trở quá trình hấp thu canxi, kìm hãm sự phát triển thể chất, chiều cao của trẻ.
Cũng vì axit oxalic trong măng tươi cản trở việc hấp thụ và tận dụng canxi, kẽm nên người mới bị gãy xương, chấn thương xương khớp không nên ăn măng sẽ làm vết gãy lâu lành hơn.
Người dùng aspirin thường xuyên nên kiêng măng vì có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.