Lý do bà bầu thèm đến mấy cũng không nên ăn mì tôm

Một số bà bầu ốm nghén thèm mì tôm cho rằng ăn 1-2 gói không sao mà không hay biết có hại như thế nào. Thực tế, bà bầu ăn mì tôm sẽ mang lại tác hại khôn lường.
Mì tôm là món ăn nhanh gọn, tiện lợi nên được nhiều người ưa chuộng. Ai cũng biết mì tôm không có lợi cho sức khỏe nhưng với bà bầu ăn mì tôm còn có tác hại nghiêm trọng hơn với người mẹ và thai nhi.

Ước tính trong một gói mì tôm trọng lượng khoảng 75 gam, cung cấp năng lượng 350 Kcal, chất béo 14g, chất đạm 6g, carbohydrate 52g.

Bà bầu ăn mì tôm có tốt không, tác hại của mì tôm tới bà mẹ và em bé

Trong quá trình sản xuất phổ biến hiện nay, mì tôm được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao, quá trình này sinh ra các chất béo thể trans và một số thành phần độc hại làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

 

Bà bầu ăn mì tôm cẩn thận tăng huyết áp


Có hai thành phần chính của mì tôm gây hại cho sức khỏe đó là muối và các chất bảo quản. Một khẩu phần mì ăn liền cung cấp tới 861mg natri, còn riêng một gói mì tôm là khoảng 1.722 mg.

Trong khi đó, lượng natri một ngày dành cho một người là từ 1500mg đến 2300mg. Do đó, ăn một gói mì đã chiếm gần đủ lượng natri trong một ngày.

Đối với bà bầu, việc dung nạp natri có ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp. Bà bầu tăng huyết áp cần hết sức cẩn thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nguy cơ tiền sản giật, đe dọa tính mạng cả mẹ và bé. Nếu bà bầu mì tôm, tức là cần giảm lượng muối nạp vào ở các thực phẩm khác.
 
Bà bầu ăn mì tôm có tốt không, tác hại của mì tôm tới bà mẹ và em bé
 

Các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu chứng minh việc giảm lượng muối ăn vào thông qua thực phẩm làm giảm tới 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, bà bầu nên tránh ăn quá nhiều muối, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng natri cao như mì tôm.

Hóa chất và phẩm màu ảnh hưởng thai nhi


Mì tôm chắc chắn có chất bảo quản và màu thực phẩm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi tiêu thụ một số chất phụ gia trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển đặc biệt về trí não của thai nhi.

Có thể bạn chưa biết, thành phần sáp và chất bảo quản gọi là TBHQ trong mì tôm cần tới 4-5 ngày mới được tiêu hóa hoàn toàn. Quá trình tiêu hóa thức ăn của bà bầu vốn đã rất chậm chạp vì ảnh hưởng của các hormone trong thai kỳ. Do đó, ăn mì tôm chỉ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

Bác sĩ Benny Johan Marpaung là Chuyên gia về Sản phụ khoa tại Bệnh viện phụ nữ và trẻ em Brawijaya ở Nam Jakarta (Indonesia) giải thích, hương vị tổng hợp và chất bảo quản trong mì ăn liền có thể có hại cho thai kỳ của mẹ và cả em bé. Tốt nhất các thai phụ nên tránh ăn mì tôm trong thời gian mang thai.
 
Trong thời gian ốm nghén, bà bầu có thèm mì tôm thì vẫn có thể ăn với lượng vừa phải. Các tốt nhất chỉ nên ăn mì tôm nấu chín hẳn, không nên ăn mì tôm úp. Trước khi nấu nên trần qua mì tôm với nước sôi từ 2-3 lần để loại bỏ bớt chất béo hay chất bảo quản bên ngoài sợi mì.
 
Mọi người nên nấu mì tôm cùng với rau xanh cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau muống, dưa leo, cà rốt, cà chua, hành lá... cùng với 25 - 30 g chất đạm động vật như: thịt bò, thịt heo, tôm, trứng,… để đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/02/lam-dung-mi-tom-gay-hai-cho-co-the_02032020174946.mp4[/presscloud]
Lạm dụng mì tôm gây hại cho sức khỏe
 
 
Hà Ly (t/h)