Bà bầu ăn quả đào đúng cách, chẳng sợ sinh con lắm lông hay dị tật câm điếc

Quả đào có vị ngon ngọt, giàu vitamin được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bà bầu ăn quả đào tốt không. Các chuyên gia giải đáp việc có hay không việc bà bầu ăn quả đào sinh con lắm lông, dị tật câm điếc.
Một số mẹ bầu dù rất thích ăn đào nhưng lại lo sợ ăn vào sinh con lắm lông, mắc dị tật bẩm sinh. Các chuyên gia tư vấn bà bầu ăn quả đào tốt không và ăn bao nhiêu là tốt để không ảnh hưởng tới thai nhi.
 

Quả đào giàu vitamin và dưỡng chất


Quả đào bên ngoài vỏ có một lớp lông nhung, bên trong thịt giòn ngọt và có mùi thơm đặc biệt. Không chỉ thơm ngon, quả đào còn có chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất thiết yếu.

Quả đào là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin từ vitamin A, beta – carotene và vitamin C, tới vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B6. Bên cạnh đó, đây là loại trái cây rất giàu folate và axit pantothenic cũng như chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như canxi, kali, magie, sắt, mangan, photpho, kẽm và đồng. Tất cả đều là những dưỡng chất không thể thiếu với cơ thể, đặc biệt cho bà bầu.

Ưu điểm khác của quả đào là chứa rất ít calo, trong 100g đào chỉ chứa 46 calo, không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol.
 
Bà bầu ăn quả đào tốt không
 

Nguồn chất xơ dồi dào quả đào hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa vì chúng hấp thụ nước, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tiêu hóa thức ăn một cách trơn tru. Ăn đào giúp cải thiện tình trạng táo bón, ngăn ngừa viêm loét, viêm dạ dày trong suốt thai kỳ. Do đó, ăn quả đào cũng có tác dụng thải độc ruột. Đồng thời, ăn đào có tác dụng hạn chế sự hình thành sỏi thận, sỏi bàng quang.

Phần vỏ và thịt trái đào rất giàu các chất chống oxy hóa gồm lutein, zeaxanthin và beta – crytoxanthin có khả năng hấp thụ các gốc tự do đồng thời bảo vệ các tế bào trước tình trạng oxy hóa.

Nhờ thành phần giàu phenolic và carotenoid nên ăn quả đào còn có tác dụng chống ung thư và chống lại các chất gây ung thư như ung thư vú, ung thư phổi và ung thư đại tràng.

Hai loại axit trong quả đào là axit chlorogenic và axit neochlorogenic có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư vú, có lợi hơn nhiều cho bệnh nhân so với phương pháp hóa trị vì nó không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.
 

Xem thêm: Top thực phẩm cực tốt cho thai nhi, mẹ bầu muốn con khỏe mạnh thông minh không thể bỏ qua


Bà bầu ăn quả đào tốt không?


Trước một số thông tin cho rằng phụ nữ mang thai nên kiêng ăn đào vì có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, ThS.BS Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho hay, đào là loại quả giàu dưỡng chất, bà bầu không nhất thiết phải kiêng đào tuyệt đối.
 
Bà bầu ăn quả đào tốt không

Lượng vitamin C dồi dào có trong đào giúp củng cố hệ xương, răng, da, cơ và các mạch máu của thai nhi đồng thời đóng vai trò làm chất bôi trơn để em bé hấp thu các vi chất khác.

Đặc biệt, lượng folate có trong đào có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi giai đoạn đầu. Các thành phần khác như kali, chất xơ, vitamin đều rất có lợi cho cả mẹ và bé.

Tương tự, lương y Bùi Hồng Minh - Nguyên Chủ tịch Hội đông y quận Ba Đình (Hà Nội) cho rằng không có cơ sở để nói rằng bà bầu ăn quả khiến thai nhi bị dị tật. Trong Đông y, quả đào tính bình có tác dụng chỉ huyết, được dùng làm thuốc chữa động thai.

Dù vẫn có thể ăn đào nhưng không phải bà bầu não cũng biết ăn đúng cách và ăn bao nhiêu là tốt. Bác sĩ Nguyệt lưu ý, quả đào có tính nóng nên bà bầu mỗi tuần chỉ ăn 2-3 quả để tránh gây xuất huyết.
 
Bà bầu ăn quả đào tốt không

Vỏ quả đào có lông, khi ăn chị em nên gọt vỏ bởi chúng có thể gây ngứa họng, dị ứng. Chọn mua loại đào tươi, rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn.

Khuyến cáo bà bầu có dấu hiệu xuất huyết tốt nhất không nên ăn đào. Phụ nữ có thai thường bị nóng trong với các biểu hiện như khô rát cổ họng, da, môi khô, táo bón không nên ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả đào


Quả đào phơi hoặc sấy khô, có vị hơi chua, đắng, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, liễm hãn. Dùng 1 quả đào sao cho tới khi vỏ của nó chuyển màu đen, đem tán bột mịn uống với nước ấm dùng trong các trường hợp động thai, ra mồ hôi trộm, nam giới di tinh.

Lá đào tươi vò nát cho vào nước tắm có tác dụng chữa rôm sảy. Một cách khác là sắc lá đào lấy nước uống để chữa sốt rét.

Rễ đào rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng đem sắc uống để chữa vàng da, chảy máu cam, tắc kinh.

Hoa đào đem phơi khô trong bóng râm rồi bảo quản trong hũ thủy tinh để chống ẩm. Khi dùng đem tán mịn hòa với nước ấm và rượu ấm chữa phù thũng, cước tay chân hay ho nhiều đờm.

Quả đào nhân có tác dụng chữa ho, tiêu đờm, chữa táo bó do đoản hơi, đoản khí. Một nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho rằng, trong đào nhân có chất ergotin tác động tới mạch máu tử cung nên có tác dụng cầm máu sau đẻ. Còn trong thai kỳ không nên ăn đào nhân vì có thể sảy thai.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/17/ba-bau-an-rau-ram-co-the-gay-say-thai_17022020141103.mp4[/presscloud]
Bà bầu ăn rau răm có thể gây sảy thai
 
 
Hà Ly (t/h)