Bà bầu tiêu thụ caffeine như thế nào để đảm bảo an toàn?

Việc tiêu thụ caffein vượt quá chỉ số cho phép có thể không gây dị tật thai nhi nhưng sẽ khiến quá trình mang thai của chị em trở nên vất vả hơn.

Caffeine là gì?

 

Caffeine được biết tới là một chất hóa học có trong cà phê, trà, cola cùng một số sản phẩm đồ uống cũng như thực phẩm khác. Theo đó, caffeine hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp cải thiện sự tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi.
 
Caffeine là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy nhiều trong cafe, cây trà...
Caffeine là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy nhiều trong cafe, cây trà...
 
Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm cho rằng, caffeine thường gây ra những tác dụng không có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, theo một khảo sát, 90% người Mỹ sử dụng caffeine dưới mọi hình thức mỗi ngày. Trước tiên, người ta cho rằng caffeine có tác dụng tăng mức độ kích thích, giúp tinh thần con người cải thiện theo hướng tích cực, trở nên vui vẻ, hưng phấn và hài lòng hơn. Bên cạnh đó, caffeine cũng giúp ngăn chặn chức năng của các cơ quan thụ cảm, khiến cơ thể không còn cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, người ta thường sử dụng caffeine như một cách chống buồn ngủ hiệu quả. Ngoài ra, caffeine còn giúp cải thiện khả năng nhận thức, khả năng ghi nhớ, khả năng phản xạ và tư tưởng sáng suốt.
 
Theo tài liệu báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 5mg caffeine trên 1 kg trọng lượng có thể kéo dài khả năng chịu đựng của cơ thể. Từ đó giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy các chất béo trong khi tập luyện, đồng thời đốt cháy đường glucose trong cơ thể. Không những vậy, caffeine còn có tác dụng tác động đến các vùng não tương tự như cocaine, heroine hay amphetamine. Bởi vậy, caffeine cũng được đánh giá tương đương với một loại thuốc an thần.
 

Bà bầu sử dụng caffeine

 

Từ những tác dụng của caffeine kể trên, không có nghĩa chúng ta có thể lạm dụng nó để làm kéo dài hiệu quả. Bởi, thứ gì quá đều không tốt và có thể mang lại những tác động xấu đối với sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Hiện nay, chưa có  bằng chứng cụ thể về các nguy cơ xấu xảy ra khi bà bầu sử dụng caffeine. Hầu hết các bằng chứng cho thấy rằng, bà bầu tiêu thụ ít hơn hai tách cà phê hòa tan mỗi ngày là đảm bảo an toàn. Vượt quá có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân. Bởi vậy, để mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh cũng như thai nhi được phát triển ổn định, tốt nhất là hạn chế lượng caffeine ở mức 200mg mỗi ngày hoặc tránh hoàn toàn.
 
Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 200 mg caffeine/ngày
Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 200 mg caffeine/ngày
 
Nghiên cứu quy mô lớn của nhóm khoa học gia đến từ Học viện Sahlgrenska (Thụy Điển) và Viện Y tế công cộng Na Uy chỉ ra rằng, việc mẹ bầu dùng nhiều caffeine có thể em bé sinh ra bị béo phì, thừa cân trong tuổi mẫu giáo cho đến các cấp học lớn hơn. Vấn đề này là do các yếu tố kích thích thần kinh trung ương từ caffeine mà trẻ đã bị phơi nhiễm trong thai kỳ.
 
Giải thích rõ hơn về điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, quá trình chuyển hóa và đảo thải caffeine khỏi cơ thể sẽ bị kéo dài hơn trong quá trình người phụ nữ mang thai. Cafffeine nhanh chóng đi qua nhau thai, vượt qua các màng sinh học, bao gồm các lớp bảo vệ má và não của thai nhi, dẫn đến phơi nhiễm với chất này. Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương khá mạnh, nhất là với thai nhi đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện.
 
Một số loại thuốc điều trị cũng có chứa caffeine
Một số loại thuốc điều trị cũng có chứa caffeine
 
Lượng caffeine có trong thực phẩm và đồ uống được xác định như sau: Một tách cà phê hòa tan(60 - 80mg); một tách cà phê lọc (60 - 120mg); một tách trà (10 - 50mg); một lon cola 375g (48,75mg); một lon nước tăng lực 250ml (80mg); một thanh sô cô la 100g (khoảng 20mg)… con số có thể sai lệch nhưng chỉ rất nhỏ.
 
Ngoài là một chất đắng có tự nhiên ở hơn 60 cây, caffeine tổng hợp (nhân tạo) có có trong một số loại thuốc giảm đau, thuốc cảm lạnh và một số loại thuốc chống buồn ngủ không kê đơn… Bởi vậy, bà bầu cần nói chuyện với các sĩ hoặc người bán thuốc rõ ràng về thể trạng hiện tại, tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng caffeine như mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, nhịp tim đập nhanh (huyết áp cao, mất nước, lo âu hoặc nghiện.
 
 
Như Quỳnh (t/h)