Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh, người bệnh viêm xoang có thể áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để làm giảm triệu chứng bệnh, không cần lo tác dụng phụ khi điều trị lâu dài.
Viêm Xoang là căn bệnh có xu hướng gia tăng mạnh trong xã hội ngày nay bởi môi trường ô nhiễm cùng những biến đổi đột ngột của khí hậu. Ở nước ta, có đến hơn 20% dân số bị mắc bệnh về đường hô hấp và đặc biệt là
viêm mũi, viêm xoang. Người bệnh có những triệu chứng viêm xoang rất khó chịu như: Đau nhức, chảy nước mũi, ngạt mũi, tắc mũi… Nếu không điều trị triệt để thì những triệu chứng này sẽ theo bệnh nhân suốt thời gian dài và có thể dẫn đến một vài biến chứng như: Đau đầu, viêm họng, viêm tai giữa…
Thông thường, để điều trị bệnh viêm xoang, hầu hết bệnh nhân đều thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh tính hiệu quả tức thì mà thuốc Tây mang lại, việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc co mạch,… trong thời gian dài có thể dẫn đến hiệu ứng phụ và gây tác động xấu đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Chính vì điều này, nhiều người bệnh tìm đến các bài thuốc Nam được chế biến từ thảo dược. Thực tế nếu bệnh ở thể nhẹ, người bệnh viêm xoang có thể sử dụng các vị thuốc tự nhiên này để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Cây ké đầu ngựa
Trong y học Trung Quốc, nước sắc của cây ké đầu ngựa thường được dùng để chữa bướu cổ và một số bệnh lý khác. Sách thuốc Đông y xếp loại vị thuốc tự nhiên này vào nhóm thuốc “Tân ôn giải biểu”, có tác dụng giảm cảm và chữa các bệnh ngoại tà xâm nhập. Bên cạnh đó, ké đầu ngựa rất giàu dược tính có thể dùng làm thuốc chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Không chỉ riêng Đông y, các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh thành phần hoạt chất có trong quả ké đầu ngựa bao gồm chất béo, Alcaloid, iod và saponin, có công dụng giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm xoang.
Cách thực hiện: Dùng 8 gram quả ké đầu ngựa, 1,5g bạc hà, 30g bạch chỉ và 15g di tân. Tất cả các nguyên liệu đem đi tán mịn thành bột và trộn đều. Sau mỗi bữa ăn sử dụng khoảng 6g hòa tan với nước ấm và uống. Thực hiện liên tục cho đến khi khỏi bệnh. Hoặc có thể lấy 1,5g bạc hà, 8g quả ké đầu ngựa, 15g di tân và 30g bạch chỉ, mỗi ngày sắc một thang và uống.
Lưu ý: Một số đối tương nên kiêng sử dụng ké đầu ngựa như người bị huyết hư, người có tà mà nhưng không phải do phong nhiệt gây nên. Ngoài ra, khi sử dụng ké đầu ngựa điều trị viêm xoang, người bệnh nên kiêng thịt lợn và thịt ngựa
Chữa viêm xoang hiệu quả với Hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc còn có tên gọi dân gian là hoa cứt lợn và tên khoa học là Ageratum conyzoides. Hoa ngũ sắc có hàm lượng tinh dầu cao, có tác dụng chống phù nề, chống viêm và dị ứng. Nên thường được dùng trong các bài thuốc Nam để trị bệnh viêm xoang.
Cách làm: Rửa sạch 10 bông hoa ngũ sắc tươi, sau đó nghiền nát rồi ngâm trong 10ml dung dịch cồn 70 độ. Dùng gạc lọc dung dịch, dùng bông gòn nhúng vào dung dịch cồn thuốc. Sau đó, đặt bông gòn lần lượt lên từng bên mũi, để im trong vòng 10 phút.
Kim ngân hoa
Theo
Đông y, kim ngân hoa có tính hàn và vị ngọt có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thường dùng chữa viêm xoang. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã chứng minh các hoạt chất chứa trong kim ngân hoa có tác dụng kháng nấm, vi rút và vi khuẩn. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống viêm, giải nhiệt và làm giảm chất xuất tiết, giúp giảm viêm phù nề gây tắc lỗ thông xoang, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng xoang.

Trị viêm xoang cấp tính: Sử dụng 16g kim ngân hoa, 8g chi tử, 16g ngư tinh thảo, 12g mạch môn, 16g ké đầu ngựa. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thuốc ra uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh giảm thì ngưng.
Trị viêm xoang mãn tính: Dùng 16g kim ngân hoa, 8g trần bì, 12g đan bì, 12g mạch môn, 16g ké đầu ngựa, 12g hoàng cầm, 12g huyền sâm và 16g sinh địa, sắc thuốc và uống. Kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Rau diếp cá

Rau diếp cá có tính sát khuẩn cao, chống viêm, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng lá diếp cá kết hợp với một số vị Thuốc Nam chữa viêm xoang khác để giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang gây ra. Hoặc cũng có thể áp dụng cách làm đơn giản: Sử dụng một nắm lá diếp cá rửa sạch nhiều lần với nước. Sau đó, ngâm với nước muối và xả lại bằng nước lạnh, để ráo. Tiếp đó, giã nát và vắt lấy nước cốt cho vào lọ rỗng. Mỗi ngày nhỏ 2 – 3 giọt giúp cải thiện triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra.
Lá lốt
Theo nghiên cứu của trường Đại học Dược khoa Hà Nội cho thấy, lá lốt chứa lượng lớn tinh dầu và các hoạt chất piperin, piperidin có tác dụng kháng sinh và chống viêm. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của Viện y học dân tộc về tính chất kháng sinh của lá lốt đã chỉ ra, thành phần hóa học có trong vị Thuốc Nam này có tác dụng mạnh đối với các loại vi khuẩn như D. pneumoniae, Staphylococcus, Shiga, Salmonella typh, B. subtilis, D. pneumoniae, Streptococcus, C. diphteriae, Es. coli,…Chính nhờ những thành phần kháng sinh này, lá lốt thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm xoang. Bài thuốc được thực hiện: Sử dụng 1 – 2 lá lốt đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó, vò nát và nhét vào lỗ mũi. Thực hiện đều đặn cách này 1 – 2 lần mỗi ngày, triệu chứng viêm xoang chắc chắn sẽ thuyên giảm.
Lá kinh giới
Lá kinh giới là một thảo dược quý trong cách chữa viêm xoang mãn tính bằng thuốc Nam. Lá kinh giới chứa hàm lượng vitamin C và K cao. Tính ôn, vị cay của kinh giới có tác dụng rất tốt trong việc giải cảm, bổ phế. Ngoài ra, các tinh chất kháng viêm; tiêu sưng tự nhiên có trong lá cây kinh giới hỗ trợ làm giảm các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm xoang mãn tính.
Cách làm như sau: Cho một muỗng cà phê đầy kinh giới sắc khô cho vào một ấm nhỏ đun sôi lên rồi giảm nhiệt độ về để cho hơi sôi một lúc trong khoảng 15 phút để tinh chất dầu trong kinh giới chảy ra hết. Sau đó, lọc chất lỏng này vào một ly vừa hay tách, có thể pha thêm một ít mật ong cho có vị ngọt, tránh sử dụng đường để pha vào sẽ làm cho dịch chảy nhiều hơn, viêm càng nặng hơn. Nếu bạn thích vị chua, có thể cho thêm một ít nước chanh. Điều đó giúp bạn dễ uống hơn. Bạn có thể uống ba tách kinh giới mỗi ngày sẽ nhanh khỏi hơn. Nếu không có thời gian, bạn có thể uống 2 lần một ngày vào buổi sáng, tối cũng sẽ cho hiệu quả tốt.
Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang mãn tính bằng lá chanh
Nhiều người phải bất ngờ khi lá chanh lại có khả năng đẩy lùi bệnh viêm xoang. Lá chanh có tính bình, diệt khuẩn và tiêu đờm tốt. Đã được ông bà ta từ xa xưa áp dụng thành công và có hiệu quả chữa bệnh cho đến bây giờ. Lá chanh rửa sạch bằng nước muối loãng đem phơi khô. Dùng lá chanh khô đun sôi trong vòng 10 phút và lấy phần nước cốt; để súc miệng mỗi ngày trị viêm xoang hiệu quả.
Chữa viêm xoang bằng cây lược vàng
Còn gọi là làn vòi, địa lan vòi, cây lược vàng là một trong số những cách chữa viêm xoang bằng thuốc Nam hiệu quả nhờ vào các chất kháng viêm, tiêu đờm flavonoid và steroid. Đặc biệt, hoạt chất Flavonoid gồm Quercetin và Kaempferol có vai trò làm tăng sức bền thành mạch, giảm nhạy cảm niêm mạc, hỗ trợ điều trị viêm xoang cấp, viêm xoang mũi dị ứng hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 3-4 lá lược vàng, 2-3 thìa dầu thực vật. Rửa sạch lá lược vàng với nước muối loãng, sau đó cắt khúc, cho dầu thực vật vào và chưng trong 7h. Lấy hỗn hợp ra lọc qua gạc mỏng, sau đó cho dung dịch vào bình thủy tinh sạch có nắp đậy, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sử dụng, lấy một ít dung dịch ra ly, sau đó dùng bông thấm dung dịch và thoa trực tiếp vào niêm mạc bên trong 2 lỗ mũi, ngày 1-2 lần, thực hiện từ 3-4 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Chữa viêm xoang bằng ngải cứu
Theo y học cổ truyền, cây ngải cứu có vị cay, tính ấm, mùi thơm, vị đắng, có công dụng điều hòa khí huyết, tiêu viêm, giảm đau, giảm kích ứng, trừ thấp tương đối hiệu quả nên dân gian thường dùng vị thuốc trên để giảm đau bụng kinh, trị một số
bệnh xương khớp, thần kinh và bệnh đường tai mũi họng – trong đó có viêm xoang. Y học hiện đại cũng cho biết, trong thành phần của cây ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu lại chứa các hoạt chất tự nhiên có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau như acid amin, flavonoid, cholin, adenin nên có thể điều trị được bệnh viêm xoang.

Chữa viêm xoang bằng ngải cửu cũng là bài thuốc nam hay được nhiều người áp dụng. Chỉ cần sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi, sau đó cho lên chảo rang nóng đến khi ngải cứu có mùi thơm thì bắc xuống. Dùng giấy hoặc đợi ngải cứu hơi nguội thì cuốn lại và tiến hành hơ lên đoạn giữa trán và rê đi rê lại xuống phần giữ 2 lông mày. Lặp đi lặp lại từ 6-7 lần sẽ cảm thấy các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, khó thở được thuyên giảm, thậm chí là biến mất.
Mướp khía
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình. Mướp khía là một trong những vị thuốc Nam chữa viêm xoang được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Mướp khía còn gọi là mướp tàu, tên khoa học là Luffa acutangula (L.) Roxb, thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Mướp khi chín (vỏ có màu vàng và có xơ trong ruột) được thu hoạch dùng làm dược liệu chữa trị nhiều căn bệnh trong đó có bệnh viêm xoang. Không chỉ quả mướp mà ngay cả phần thân, lá, rễ cây đều có tác dụng chữa bệnh.

Cách thực hiện: Sử dụng 8 – 12 gram phần thân rễ và rễ của cây mướp khía già đem rửa sạch và sắc thuốc uống. Chỉ cần uống 1 – 2 lần, triệu chứng chảy nước mũi do viêm xoang gây ra sẽ giảm dần, đồng thời chỗ viêm cũng sẽ tự lành. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý, khi sử dụng thuốc sắc từ rễ cây mướp khía có thể sẽ có cảm giác chóng mặt. Do đó, bệnh nhân cần nghỉ ngơi sau khi dùng thuốc. Dùng 10 – 20 gram thân cây mướp khía và 8 – 12 gram thân cây sim, sắc thuốc uống. Trong trường hợp sử dụng thuốc nếu gặp tác dụng phụ của thuốc là đại tiện táo, người bệnh nên thêm 30 – 40 gram mè đen vào sắc uống chung.
Lá bạc hà
Trong Đông y, bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong bạc hà có Menthone, Menthol, Camphene, Menthyl Acetate, Isomenthone, Limonene, Menthenone, Pinene, Rosmarinic acid, Ethyl – n – Amylketone, d-Neomenthol, Piperitone, Pulegone, Piperitenone. Bạc hà chứa nhiều tinh dầu nên dễ hấp thu vào cơ thể. Menthol chứa trong bạc hà được coi là thuốc chống viêm mũi cực tốt, là thuốc giảm đau hiệu quả, đồng thời có hương thơm dễ chịu giúp giảm ngạt mũi, sổ mũi.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bạc hà hoặc lá hương nhu, để ráo nước rồi cho vào hãm trong ấm trà, hít hơi nóng bốc lên. Nước trà nguội cũng có thể dùng làm nước uống. Tinh dầu từ lá bạc hà, quả quất và hương nhu có tác dụng hỗ trợ làm thông thoáng xoang, viêm mũi, giảm thiểu nghẹt mũi.
Xem thêm: Chữa viêm xoang bằng tỏi
Nguyễn Dung (t/h)