Cây lá đắng còn được gọi là cây mật gấu, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Đặc biệt, những người mắc bệnh về tiêu hóa sử dụng thảo dược này rất tốt.
Cây lá đắng hay còn được gọi là cây mật gấu. Đây là một loại cây thân gỗ, thường mọc ở các vùng núi phía Bắc. Ở nước ta, cây lá đắng là cây mọc hoang thường có trên các vùng núi cao và mát. Người dân ở các tỉnh vùng cao như: Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn,… rất quen thuộc với cây thuốc này. Tất cả các bộ phận của cây Lá Đắng bao gồm: Gốc, rễ cho đến thân, lá, quả đều có thể sử dụng làm
thuốc chữa bệnh.
Cây mật gấu chia thành 2 loại là mật gấu nam và mật gấu bắc. Được chia như vậy là do cách gọi của từng địa phương và vùng miền. Khu vực miền Nam nước ta thường hay gọi là kim thất tai (cây lá đắng). Còn ở miền bắc là cây hoàng liên ô rô. Và mỗi cây cũng có những đặc điểm khác nhau. Công dụng và cách sử dụng cũng không giống nhau. Do đó người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, đảm bảo rằng mục đích sử dụng là đúng loại cây mình cần.
Thuộc cây nhỏ thân mềm, giống các loại cây dạng bụi như cây dâu tằm, cao khoảng 1-2mm phân thành nhiều cành, cành thẳng và gốc phân nhiều nhánh; lá kim thất tai có đường kính 3-4 cm, mỏng mềm, có nhiều lông và nhiều đường gân từ chính giữa của lá ra đến cạnh lá. Mép lá có nhiều răng cưa, đầu lá nhọn to và hơi tù, chiều dài từ cuống lá đến lá khoảng 2-3 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành.
Cách chế biến cây lá đắng chữa bệnh dạ dày
Trong
Đông y, cây lá đắng có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến dạ dày như rối loạn tiêu hoá, bệnh đường ruột. Việc sơ chế cây thành thuốc rất dễ. Người ta thường sắt cây thành các lát nhỏ để làm nước uống. Bạn chỉ cần đun sôi trong khoảng thời gian 15 phút là có thể dùng được. Nước cây khi uống có vị đắng như mật gấu, tuy nhiên, nhiều người nhận xét là rất dễ uống và hơn nữa rất tiện dụng khi có thể tự chế biến để sử dụng tại nhà, có thể dùng hằng ngày như uống chè để tăng cường
sức khỏe.
Cách thứ 2, có thể dùng cây lá đắng đem ngâm rượu. Sắc nhỏ thân cây đem phơi khô, sau đó rửa sạch và đem ngâm rượu sẽ tạo ra một bài thuốc dưỡng sức khỏe rất tốt. Rượu cây lá đắng sau một thời gian ngâm sẽ chuyển sang màu vàng. Rượu này dùng uống chữa các bệnh tiêu hóa, đường ruột và xương khớp rất công hiệu.
Cách thứ 3, người ta cũng thường kết hợp cây lá đắng với một số thảo dược khác. Với phương pháp này, sẽ cho ra rất nhiều bài thuốc khác nhau. Tác dụng chữa dạ dày, đại tràng hay các bệnh khác cũng tăng lên đáng kể.
Tác dụng chữa bệnh của cây lá đắng
Giảm cholesterol xấu
Nồng độ cholesterol cao trong cơ thể, đặc biệt là các cholesterol xấu, là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và bệnh Alzheimer. Theo ấn bản tháng 2/2008 của “Tạp chí sức khỏe mạch máu và quản lý rủi ro”, cây lá đắng có thể làm giảm cholesterol xấu. Trong một nghiên cứu tiến hành trên động vật, những con vật được bổ sung chiết xuất từ lá giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể xuống 50%.
Cây mật gấu có chất chống oxy hóa
Các tế bào trong cơ thể chúng ta bị quá trình oxy hóa tấn công gần như liên tục. Nếu quá trình này không được kiểm soát có thể gia tăng nguy cơ hình thành các tế bào tiền ung thư. Trong báo cáo tháng 12/2006 về “Hóa học và thực phẩm”, lá mật gấu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, bạn nên thường xuyên uống nước từ lá của loại thảo dược này để tận dụng nguồn chống oxy hóa tuyệt vời.
Ung thư vú
Bạn có biết việc duy trì hoạt động thể chất đều đặn cùng một chế độ ăn ít chất béo và duy trì cân nặng lý tưởng có thể giảm nguy cơ
ung thư vú. Trong một nghiên cứu về các tế bào ung thư vú ở người, các nhà khoa học từ Đại học bang Jackson-Mỹ, đã phát hiện ra rằng lá đắng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào ung thư vú. Các chất có trong lá đắng có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh gan và cũng có thể cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn chặn các hoạt động của các tế bào ung thư dạ dày, tế bào gây ung thư vú. Hãy kết hợp cây lá đắng với nghệ. Chất curcumin có trong nghệ và các chất của cây lá đắng có thể hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một công thức đồng ức chế bệnh ung thư.
Giảm sốt
Các chất dinh dưỡng của cây lá đắng như lacton andrographolide, glucosides, fiterpene và flavonoid có tác dụng làm giảm sự căng thẳng của cơ thể, có tác dụng giảm sốt. Sắc 10g lá khô cùng với khoảng 25g nghệ củ trong 200ml nước cho đến khi còn 100ml. Để còn hơi ấm, cho thêm mật ong vào tùy theo khẩu vị của từng người, chia uống 3 lần trong ngày.
Điều trị sốt rét
Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm, do ký sinh trùng plasmodium gây ra. Bạn có thể dùng lá cây mật gấu để chữa bệnh sốt rét. Dùng một nắm nhỏ lá mật gấu sắc cùng 4 chén nước cho đến khi còn 2 chén, chia uống 3 lần/ngày.
Hạ huyết áp
Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp là vấn đề rất nguy hiểm và không có triệu chứng báo hiệu nên được gọi là kẻ giết người thầm lặng. Trong lá có chứa kali có tác dụng loại bỏ nước và muối trong cơ thể giúp điều hòa huyết áp. sử dụng cây, lá, rễ mật gấu để giúp hạ huyết áp. Rửa và đun sôi khoảng 5 lá mật gấu tươi với 3 chén nước nấu cho đến khi lượng nước còn khoảng 2 chén, để nguội, lọc bỏ bã, chia uống 2 lần/ngày.
Điều trị viêm ruột thừa
Lấy 30g lá mật gấu tươi, 400ml nước và 1 thìa súp mật ong. Đun sôi 30g lá trong 400ml nước, để nguội, lọc bỏ bã, pha cùng mật ong uống 3 lần/ngày, uống cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Kiểm soát đường huyết

Cây lá đắng giúp đường huyết ổn định nhờ hợp chất đắng trong lá, tốt cho người bệnh đái tháo đường. Hoạt chất đắng trong cây rất tốt cho những người bị đái tháo đường do chúng kiểm soát tốt đường huyết trong cơ thể người bệnh. Dùng khoảng 5g lá mật gấu tươi, rửa sạch, hãm trong 1 chén nước nóng, để nguội, uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, sau bữa ăn.
Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp
Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp có thể do virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác gây ra. Nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới có thể dẫn đến các nhiễm khuẩn thứ phát. Dùng lá để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp. Lấy khoảng 9 – 15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén, lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.
Chữa các bệnh liên quan tới hệ tiêu hoá
Lá đắng còn được sử dụng cho các trường hợp bị đau bụng, kiết lị hay rối loạn hệ tiêu hoá. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong việc chống lại các triệu chứng buồn nôn cũng như giúp ăn ngon miệng hơn.
Tăng cường khả năng sinh sản
Cây lá đắng giúp duy trì sức sống tình dục, uống nước lá đắng giúp kích thích khả năng sinh sản ở phụ nữ khó sinh. Các lá có chứa nhiều carotene, giúp cân bằng quá trình tổng hợp các hormone sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen do đó giúp phụ nữ khỏe mạnh và kéo dài tuổi xuân.
Những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu
Cây mật gấu là một loại thảo mộc có chứa chất kháng sinh. Do đó, không nên dùng quá liều và dùng kéo dài. Chỉ nên sử dụng nước sắc của cây khoảng 2 tuần rồi ngưng dùng trong 2 – 4 tuần sau đó dùng tiếp. Khi mới sử dụng, nên bắt đầu với liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đặc trị (thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết). Ngoài ra, bạn nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường của cơ thể.
Khi sử dụng rượu cây mật gấu, nếu thấy rượu quá đặc nên pha thêm chút rượu trắng. Rượu mật gấu rất tốt cho
xương khớp, tiêu hóa xong không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây cồn ruột). Ngoài ra, nhiều người vẫn nhầm tưởng cây mật gấu và cây mật nhân là giống nhau. Thực tế, 2 loại cây này hoàn toàn khác nhau về hình dạng, tên gọi cũng như công dụng.
Nguyễn Dung (t/h)