Theo các chuyên gia, 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian cơ thể người mẹ có sự thay đổi rõ rệt.
Đau lưng
Khi bị đau lưng, bà bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh. Không nâng hay bê vác vật nặng từ dưới đất. Khi ra ngoài chú ý đi giày đế thấp để tránh dồn trọng lượng cơ thể.
Chảy máu chân răng
Chảy máu cam
![Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa [1]: Cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi như thế nào? Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa [1]: Cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi như thế nào?](/uploads/files/Cam-nang-ba-bau-3-thang-giua-1-Co-the-nguoi-me-bat-dau-thay-doi-nhu-the-nao.jpg)
Tăng kích thước vòng 1
Ra nhiều khí hư
Khí hư ra nhiều là hiện tượng bình thường ở bà bầu 3 tháng giữa. Khí hư có màu trắng đục ở quần lót dù là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng gây ra cảm giác ướt át, khó chịu, nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Để tránh tình trạng này, chị em hãy sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Nếu khí hư có mùi hôi, xanh hoặc vàng thậm chí có máu thì bà bầu nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Đi tiểu thường xuyên
Thai nhi ngày một lớn dần khiến tử cung to nhanh, chèn ép vào khoang xương chậu. Vì thế từ tam nguyệt cá thứ hai trở đi, bà bầu thường đi tiểu nhiều hơn, cảm giác này tăng lên ở giai đoạn cuối thai kỳ.
![Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa [1]: Cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi như thế nào? Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa [1]: Cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi như thế nào?](/uploads/files/Cam-nang-ba-bau-3-thang-giua-1-Co-the-nguoi-me-bat-dau-thay-doi-nhu-the-nao-3.jpg)
Tóc mọc dày hơn
Sự tăng trưởng của hormone khiến tóc bạn mọc nhanh hơn và dày hơn. Cùng với tóc, nhiều bộ phận mọc lông khác cũng phát triển hơn như lông nách, lông mặt. Bà bầu nên nhớ dù khó chịu với lông đến đâu cũng tuyệt đối không sử dụng các biện pháp triệt lông.
Đau đầu
Bà bầu 3 tháng giữa bị đau đầu là hiện tượng khá phổ biến. Nếu chỉ là những cơn choáng váng thoáng qua, bà bầu hãy học cách hít thở sâu, nghỉ ngơi nhiều.
Chóng mặt
Một mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện triệu chứng chóng mặt, thậm chí khó thở đặc biệt là khi ngủ. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do thiếu máu hoặc mẹ bầu ngồi lâu hay ngủ sai tư thế.
Bác sĩ khuyến cáo từ 3 tháng giữa thai kỳ bà bầu nên ngủ nằm nghiêng, kê gối đỡ phần lưng và bụng để tránh mạch máu bị tắc nghẽn.
![Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa [1]: Cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi như thế nào? Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa [1]: Cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi như thế nào?](/uploads/files/Cam-nang-ba-bau-3-thang-giua-1-Co-the-nguoi-me-bat-dau-thay-doi-nhu-the-nao-2.jpg)
Ợ nóng và táo bón
Nội tiết tố nữ progesterone tăng vọt trong 3 tháng giữa thai kỳ là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ợ nóng và táo bón. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố, làm thực quản giãn nở, gây hiện tượng trào ngược axit trong dạ dày. Khi mang thai hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm lại nên thường xuyên gây tình trạng khó tiêu hay táo bón. Do đó, bà bầu nên bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước.
Tăng cân
Theo cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa, từ tam nguyệt cá thứ hai, các biểu hiện ốm nghén không còn. Thay vào đó bà bầu ăn uống tốt hơn, cân nặng của mẹ sẽ tăng lên cùng với sự lớn dần của thai nhi. Dù ngon miệng đến đâu bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều, chỉ cần tăng khoảng 300 - 500 calo mỗi ngày.
Cảm thấy các chuyển động nhỏ trong thai kỳ
Bắt đầu từ tuần thứ 20, bà bầu có thể cảm nhận thấy những rung động nhỏ từ bé yêu trong bụng. Nếu bạn vẫn chưa thấy thì cũng không nên quá lo lắng cho tới tháng thứ 6 sẽ có những chuyển động rõ rệt.
Thay đổi sắc tố da
Nỗi ám ảnh về làn da thâm sạm sẽ ghé thăm bà bầu từ 3 tháng giữa thai kỳ. Trong giai đoạn này, sự gia tăng sắc tố melanin khiến da mặt chị em dễ đỏ ửng, thâm nám.
Làn da thai phụ trở nên cực kỳ nhạy cảm với ánh năng mặt trời, rất dễ bị rát, cháy nắng nếu mẹ bầu không bôi kem chống nắng. Da bụng cũng xuất hiện một vệt đen ở giữa. Các vết rạn ở bụng có thể đã lờ mờ hình thành.