Tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu từ tuần 13 và kết thúc vào tuần 28. Thời gian này, chị em sẽ có cảm giác mang thai rõ rệt hơn đồng thời cũng là giai đoạn thư giãn nhất mẹ bầu nên tận hưởng.
Mang thai tuần 13
Vào tuần thứ 13, nhiều mẹ bầu vẫn còn xuất hiện tình trạng nghén đồ ăn. Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng làm thay đổi sở thích mùi vị. Bên cạnh đó, hormone cũng có thể có tác động tới hệ thống tiêu hóa, khiến mẹ bầu bị táo bón và đầy hơi.
Tình trạng ốm nghén sẽ giảm bớt vào tuần thứ 13
Mẹ bầu tuần thứ 13 nên dần quay trở lại hoạt động sau quãng thời gian dài chịu cảnh ốm nghén. Ít vận động (ngồi nhiều) sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng trong thời gian mang bầu, mẹ bầu nên chú ý.
Mang thai tuần 14
Bác sĩ có thể nghe được tim thai rõ ràng từ tuần thứ 14. Thời điểm này, nguy cơ xảy thai không còn cao nên chị em nên giữ tinh thần thoải mái. Nếu xuất hiện cảm giác đau nhói ở hai bên bụng, nặng nề hơn khi di chuyển, thì mẹ bầu cũng không có gì phải lo lắng. Đây là hiện tượng"đau dây chằng tròn", nó xuất hiện bởi sự tăng kích thước của
tử cung.
Khi thai nhi 14 tuần tuổi, có thể đầu núm vú của mẹ bầu sẽ xuất hiện một chút sữa non (chất dịch vàng). Đối với một số mẹ bầu, ham muốn tình dục tăng lên trong thai kỳ do lưu lượng máu tăng lên ở vùng xương chậu, vú phát triển và dịch tiết tăng. Bà bầu vẫn có thể làm “chuyện ấy” cùng chồng, hoạt động đúng cách sẽ không làm ảnh hưởng đến mẹ và em bé.
Mang thai tuần 15
Tuần thai thứ 15, nhiều mẹ bầu có thể xuất hiện những vết rạn da gây ngứa, khó chịu. Chị em nên massage nhẹ nhàng vùng da với một số loại kem dưỡng ẩm không mùi. Mẹ bầu cũng dễ bị nhiễm nấm trong thai kỳ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tưa miệng, hãy trò chuyện với bác sĩ về việc điều trị. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố và việc cung cấp máu trong cơ thể thai phụ tăng lên có thể gây áp lực lớn lên các mạch máu trong mũi, khiến chúng bị vỡ và xuất hiện tình trạng chảy máu cam.
Mẹ bầu mang thai tuần thứ 15 vẫn nên di chuyển thường xuyên hơn. Chị em có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ nhẹ nhàng… nhiều nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho mẹ và em bé.
Mang thai tuần 16
Vào tuần thứ 16, hormone thai kỳ có thể làm cho tĩnh mạch của mẹ bầu căng ra. Điều này, cùng với việc cung cấp máu cho da tăng lên, sẽ dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch. Còn nếu mẹ bầu phải thức dậy vào ban đêm bởi những cơn chuột rút đột ngột ở chân, hãy thử tập các bài thể dục nhẹ nhàng mắt cá chân và bàn chân vào ban ngày.
Tuần thứ 16, mẹ bầu cũng nên đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra tốc độ phát triển và kích thước của thai nhi nhé.
Mang thai 17 tuần
Khi thai nhi được 17 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ cần khoảng 200 calo mỗi ngày đủ để đáp ứng sự phát triển thần tốc của con. Thêm nữa, phụ nữ mang thai nên bổ sung 10 mg vitamin D mỗi ngày để cung cấp cho bé đủ vitamin D trong vài tháng đầu đời.
Mang thai 18 tuần
Nếu mẹ bầu xuất hiện cảm giác đau lưng, nên tránh nâng vật nặng; khi ngồi có thể đệm gối phía sau và gác chân lên cao. Nếu cảm giác đau không thuyên giảm, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Siêu âm dị tật thai nhi trong khoảng từ tuần thứ 18 đến tuần 21
Thai nhi 18 tuần tuổi cũng bắt đầu di chuyển. Từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 21 mẹ bầu nên thực hiện siêu âm dị tật thai nhi để kiểm tra sự phát triển thể chất của bé.
Mang thai 19 tuần
Do lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên, mẹ bầu sẽ nóng hơn bình thường và thấy đổ mồ hôi nhiều hơn. Mẹ bầu nên giữ quần áo khô thoáng và uống nhiều nước.
Mai thai 20 tuần
Hormone thai kỳ cũng sẽ khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn. Chị em nên trò chuyện nhiều hơn với người thân và làm những điều mình thấy vui vẻ.
Bài tập pilates vào lúc này sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu khi mang thêm trọng lượng tăng dần của thai nhi cũng như quá trình sinh nở.
Mang thai 21 tuần
Nhức đầu nhẹ thường gặp trong thai kỳ, thường do nội tiết tố hoặc mất nước. Tuy nhiên, nếu chị em mang thai hơn 20 tuần, bị đau đầu dữ dội kéo dài hơn hai hoặc ba giờ, điều đó có khả năng là huyết áp cao, cũng có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật.
Mẹ bầu có thể ăn chay nếu biết cân bằng dinh dưỡng
Mẹ bầu ăn chay hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi nếu biết cân bằng dinh dưỡng. Cụ thể, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phụ… là nguồn cung cấp chất sắt và protein tốt khi thay thế thịt. Điều quan trọng là phải ăn ít nhất bốn phần thực phẩm giàu canxi mỗi ngày. Nếu bạn tránh các sản phẩm từ sữa có thể thay thế bằn các loại rau màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina, trái cây khô, các loại hạt…
Mang thai 22 tuần
Sự thay đổi nội tiết tố sẽ khiến những vết rạn da xuất hiện dày đặc hơn. Mẹ bầu 22 tuần cũng sẽ thường thấy tình trạng phù nề chân tay, nhưng nếu nó kèm theo cảm giác đau đầu dữ đội hay có vấn đề về tầm nhìn thì mẹ bầu cần liên lạc sớm với bác sĩ.
Mang thai 23 tuần
Hoạt động nhiều hơn sẽ khiến cơ thể sản sinh ra hormone endorphin – giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, giảm tình trạng lo lắng hay trầm cảm. Mẹ bầu nên hạn chế lượng caffein không quá 200 mg mỗi ngày.
Mang thai 24 tuần
Tuần thứ 24, mẹ bầu sẽ thấy dịch tiết âm đạo tăng lên, chất lỏng màu trắng đục nhất là vào thời tiết nóng. Tuy nhiên, nếu dịch có mùi, màu vàng xanh kèm theo ngứa, mẹ bầu nên gặp bác sĩ.
Mẹ bầu thời điểm này nên tiêm vắc – xin ho gà để tăng mức độ kháng thể cho cả em bé và mẹ.
Mang thai 25 tuần

Bơi lội rất tốt cho quá trình mang thai và "vượt cạn"
Bệnh trĩ sẽ phổ biến hơn với hầu hết các bà bầu trong thai kỳ. Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn tăng lên khiến bạn có cảm giác như cục u. Nó gây cảm giác đau, ngứa và nặng hơn nếu mẹ bầu bị táo bón. Mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước.
Mang thai 26 tuần
Bữa sáng là thời điểm tốt nhất để có được bổ sung dưỡng chất mẹ bầu và em bé, chẳng hạn như vitamin B, folate, canxi và vitamin C. Thêm vào đó, mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng khoảng 3 lần/tuần (mỗi lần di chuyển 1,6km).
Mang thai 27 tuần
Progesterone - một loại hormone thai kỳ có khả năng làm chậm quá trình
tiêu hóa, khiến mẹ bầu cảm thấy đầy hơi và táo bón. Hãy thử uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ. Miễn là bạn cảm thấy khỏe và thoải mái, tập thể dục nhẹ nhàng cũng tốt cho việc giảm táo bón.
Mang thai 28 tuần
Mẹ bầu có thể có một cuộc hẹn khám thai định kỳ ở tuần thứ 28. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để sàng lọc bệnh thiếu máu và bất kỳ kháng thể nào trong máu. Me bầu có thể được kê thêm viên sắt nếu nồng độ sắt thấp.
Nơi lội trong thai kỳ giúp tăng sức chịu đựng cơ thể (nhất là việc chuẩn bị chuyển dạ). Nó cũng có thể cung cấp cho mẹ bầu nhiều năng lượng hơn và giúp ngủ ngon hơn.
Như Quỳnh (t/h)