Trong lần đầu mang thai, nhiều chị em dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn vì có quá nhiều điều chưa rõ. Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để không phải lo nghĩ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Cẩm nang mang thai 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất)
Tam cá nguyệt thứ nhất được tính từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ nhất là thời gian bắt đầu diễn ra quá trình rụng trứng và có những dấu hiệu mang thai điển hình. Phổ biến nhất là những thay đổi ở bầu ngực như đau, ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và đem sạm ở xung quanh núm vú. Mẹ bầu mang thai ở những tuần đầu tiên thường sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Lý do là bởi khối lượng máu cũng như
tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi khác thường
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chị em thường có cảm giác mệt mỏi thường trực, thiếu năng lực, hay buồn ngủ. Mẹ bầu cũng dễ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu bởi sự thay đổi lượng đường trong máu. Đặc biệt là cảm giác buồn nôn, ốm nghén, nhạy cảm mùi vị… không chỉ vào buổi sáng. Thông thường, khi bắt đầu mang bầu nội tiết tố của người phụ nữ cũng có sự thay đổi, từ đó tâm trạng buồn rầu và dễ kích động hơn. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn tích cách thường ngày của họ. Nếu bạn lo lắng về khả năng sảy thai thì hoàn toàn bình thường. Đây là tâm lý thường xuất hiện ở những tuần đầu. Khi hết 3 tháng đầu, tâm lý chị em sẽ ổn định hơn đôi chút.
Dưới góc độ khoa học, mang thai 3 tháng đầu chị em nên kiêng vận động mạnh, mang vác nặng. Bởi lúc này trứng và tinh trùng trang trong quá trình làm tổ, chưa thực sự ổn định. Khi vận động mạnh sẽ làm tăng nguy cơ động thai và sảy thai. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu cũng nên hạn chế ngồi xổm bởi trọng lượng thai nhi lớn dần sẽ gây chèn ép vào các cơ quan, mạch máu chi dưới, hạn chế nuôi dưỡng máu cho di dưới của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, chị em mang thai trong 3 tháng đầu cũng không nên vươn vai sẽ gây nhau thai quấn cổ; kiêng làm “chuyện ấy” với chị em đã từng sảy thai, thai yếu, cổ tử cung ngắn; hạn chế tập thể dục nhịp độ mạnh; không nên mang giày cao gót; không đứng (ngồi quá lâu); không tiếp xúc với sơn hay phân chó mèo…
Cẩm nang mang thai 3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ hai)
3 tháng giữa thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 26 của thai kỳ. Đây thường là giai đoạn thoải mái nhất của hầu hết phụ nữ mang thai, cảm giác khó chịu ở tam cá nguyệt thứ nhất dường như không còn nữa. Thêm vào đó, trong 3 tháng giữa, thai nhi bắt đầu phát triển cả về chân tay, xương, não… Do đó, trong giai đoạn này, chị em nên thăm khám đều đặn theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.
Để tai nghe áp bụng sẽ không tốt cho thai nhi
Ngoài việc thăm khám, chị em nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu sắt, canxi, kẽm và axit folic. Đặc biệt, canxi rất quan trọng cho sự phát triển của xương; nhóm thực phẩm như gan động vật, sữa, tôm, các loại rau xanh, thịt bò, trứng… mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển khỏe mạnh của trẻ. Mẹ bầu nên hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ hộp, đồ nhiều đường, các chất kích thích (đồ uống có ga, thuốc lá, rượu bia…).
Ở 3 tháng giữa thai kỳ, chị em cũng nên bật nhạc nhẹ nhàng để kích thích phát triển trí não cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên để tai nghe áp vào bụng, thay vào đó bật nhạc lớn đủ cả mẹ và bé nghe, âm lượng chỉ nên dao động từ 50 dB – 65 dB.
Cẩm nang mang thai 3 tháng cuối
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối diễn ra một cách rất mạnh mẽ. Đây là giai đoạn thai nhi có sự bứt phá về cân nặng và chiều cao. Từ một bào thai nhỏ, khoảng 1kg ở cuối tam cá nguyệt thứ 2, em bé trong bụng mẹ ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể tăng thêm từ 0,25 – 0,5 kg mỗi tuần. Đến cuối thai kỳ, trọng lượng trung bình của thai nhi có thể lên đến 3 – 3,5kg, thậm chí là 4-5kg khi chào đời. Không chỉ về cân nặng, 3 tháng cuối thai kỳ cũng là giai đoạn thai nhi phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và phổi. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé cũng bắt đầu tích tụ các chất màu xanh, kết quả của các chất thải từ gan, ruột và tế bào chết sẽ được bài tiết ra ngoài khi bé chào đời. Nó thường được gọi là phân su.
Đo huyết áp đặc biệt quan trọng với mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ
Các buổi thăm khám trong 3 tháng cuối thai kỳ đặc biệt quan trọng, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường cho cả mẹ và bé. Ngoài những thủ tục thăm khám thông thường như đo huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, mẹ bầu cũng được siêu âm để kiểm tra những bất thường về nhau thai, nước ối hay vị trí của thai nhi…
Để đáp ứng cho sự phát triển bứt phá của
thai nhi, ngoài những chất cơ bản như chất xơ, tinh bột, mẹ bầu cần đặc biệt bổ sung các nhóm thực phẩm giàu đạm, canxi, sắt và chất béo. Chất béo rất quan trọng cho sự phát triển hoàn thiện của bộ não. Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng là tiền đề giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung vitamin C để hỗ trợ làm lành vết thương, tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do sắt – vấn đề các mẹ bầu tháng cuối hay gặp.
Như Quỳnh (t/h)