Không chỉ là thuốc quý chữa viêm da cơ địa, sài đất còn vô vàn công dụng trị bệnh khác

Theo Đông y thì cây sài đất là một trong những loại thảo dược có vị ngọt, hơi chua khi ăn lá, tính mát và có tác dụng rất lớn cho việc giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc và điều trị các bệnh ngoài da.
Sài đất còn được gọi là húng trám vì một số vùng địa phương ngắt sài đất ăn sống như ăn rau húng, nhưng khi vò nát cây ra lại có mùi hương của quả trám. Một số vùng khác gọi là ngổ núi, vì trông như cây rau ngổ song có thể mọc bò trên vách núi.
 
Cây sài đất có thân màu xanh, lá gần như dính sát vào thân, không có cuống, mọc đối nhau, hình bầu dục, mép có răng cưa nhỏ, phủ lông ở mặt trên cũng như mặt dưới của lá. Hoa mọc thành cụm hoa, mọc ở đầu, màu vàng tươi. Chú ý cần phân biệt sài đất với cây lỗ địa cúc hoặc sài hồ. Sài đất được thu hoạch lúc đang ra hoa. Sài đất dùng toàn cây, có thể dạng cây tươi hoặc sấy khô đều được cả. Trong Y học cổ truyền, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, quy kinh can- thận, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát máu, mát gan, chữa viêm cơ, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, cảm mạo, sốt liên miêm, mụn nhọt, lở loét ngoài da. Thường dùng sài đất tươi, có thể dùng khô nhưng tác dụng không bằng tươi.

Tac-dung-dieu-tri-cac-benh-ngoai-da-cua-cay-sai-dat

 

Tác dụng cây sài đất

 
Từ xa xưa, loài cây mọc hoang này đã được ông cha ta sử dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh hàng ngày với hiệu quả tốt mà không có các tác dụng phụ đối với sức khỏe. Tác dụng của cây sài đất căn cứ theo các đặc tính Đông y của chúng vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc.
 

Chữa viêm da cơ địa

 

Viêm da cơ địa hoàn toàn có thể dùng cây sài đất để điều trị và ngăn ngừa sự lây lan của chúng. Trong sài đất có chứa các hoạt chất wedelolactone và demethylwwedelolactone có lợi. Dựa trên nghiên cứu của trường ĐH Dược Hà Nội, trong thành phần của cây còn có nhiều tinh dầu, muối vô cơ và một số chất có tác dụng tiêu độc, giảm đau, hạ sốt, kháng khuẩn. Cây sài đất  là thành phần trong các bài thuốc chữa bệnh rôm sảy, viêm cơ, mụn, lở chàm, viêm da cơ địa… Theo Đông y, cây có vị ngọt hơi chua, có tính mát giúp giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể. Kết hợp với một số vị thuốc Đông y khác, cây sài đất có thể phát huy tốt khả năng điều trị viêm da cơ địa
 
Cách 1: Cam thảo, cây cam thảo mỗi vị đúng 16g. Thêm 12g ké đầu ngựa và 15g kim ngân hoa. Cùng với 30g sài đất nữa là được. Cho tất cả vào nồi nấu cùng 500ml nước. Đun đến khi chỉ còn cỡ 200ml nước thì chắt lấy nước để uống trong ngày là được.
 
Cách 2: Cũng lấy 30g sài đất nhưng cho cùng với cây khúc khắc 10g. Thêm bồ công anh 20g và kim ngân hoa 15g nữa là được. Cứ đun với 500ml nước đế khi còn 200ml thì lấy uống trong ngày.
 
Tac-dung-dieu-tri-cac-benh-ngoai-da-cua-cay-sai-dat
 

Chữa viêm bàng quang

 

Dùng cây sài đất chữa bệnh viêm bàng quang cũng là một bài thuốc Nam được nhiều người sử dụng. Sài đất được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị hơi chua và đắng nhẹ, tính mát, không độc với các tác dụng như thanh nhiệt, kháng viêm, giải độc. Các thành phần hoạt chất có trong sài đất có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang. Từ đó có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
 
Nguyên liệu: 20g mã đề, 20g bồ công canh, 16g cam thảo đất, 35g sài đất tươi. Cho vào sắc cùng 1000ml nước đến khi còn 1/3 thì chắt lấy nước để uống. Nước chia đều cho 2 bữa uống sau ăn trưa và tối nửa tiếng để có công dụng cao nhất. Đều đặn dùng bài thuốc này sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
 

Cây sài đất tắm cho trẻ nhỏ

 
Cây sài đất tắm cho trẻ nhỏ trị các bệnh rôm sảy hay các bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ rất tốt. Ngoài ra, có thể sử dụng để tắm cho bé giúp đề phòng các bệnh ngoài da.
 
Cách làm rất đơn giản: Lấy 1 nắm cây sài đất to vò nát ra rồi cho vào nước để nấu làm nước tắm. Có thể hòa thêm nước lạnh để tắm cho em cũng được. Tắm với nước sài đất xong rồi thì tắm thêm 1 lần bằng nước sạch cho bé là được. Dùng nước tắm từ lá sài đất thường xuyên vừa điều trị vừa ngăn ngừa được rôm sảy. Nhưng trước khi thực hiện thì nên hỏi bác sĩ để tránh bé bị dị ứng.
 

Chữa cảm sốt, viêm họng, sốt xuất huyết

 
Với các thành phần có trong cây sẽ giúp cải thiện được các tình trạng bệnh nhẹ mà không cần dùng đến kháng sinh hay các chất khác.
 
Lấy khoảng 1 nắm lá sài đất to cỡ 50g rồi rửa sạch và để khô. Sau khi khô rồi thì đem giã nát ra và hòa với 350ml nước để uống. Phần bã có thể lấy đắp trực tiếp vào lòng bàn chân để hạ sốt nhanh hơn. Cứ thực hiện cho đến khi nhiệt độ cơ thể không còn nóng nữa.
 

Hỗ trợ điều trị ung thư môn vị

 
Đây là loại thảo dược đã được chứng minh có hiệu quả thông qua các kết quả nghiên cứu. Sài đất, bạch hoa xà thiệt, bán chi liên mỗi vị đúng 30g. Đem các nguyên liệu đi sắc lấy nước uống, uống đều 3 bữa mỗi ngày. Uống liên tục trong vòng 1 tháng
 

Trị viêm tuyến vú

 

Tac-dung-dieu-tri-cac-benh-ngoai-da-cua-cay-sai-dat

 

Bài thuốc thông sữa tiêu viêm: Sài đất 30g, bồ công anh 30g, huyền sâm 16g, xuyên khung 12g, sa tiền tử 16g, thông thảo 12g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 16g, chỉ thực 8g, tạo giác thích 6g, thanh bì 8g, sài hồ 8g, thạch cao 16g. Sắc ngày 1 thang, uống chia 2 lần. Bài thuốc này để chữa viêm tuyến vú, vú bị sưng đau do tắc tia sữa.
 
Bài thuốc giảm sưng vú: Sài đất 20g giã nát đắp lên tuyến vú bị sưng đỏ viêm. Ngày đắp 2 lần, mỗi lần 60 phút sau đó nhấc ra rửa lại với nước sạch.
 

Lưu ý khi sử dụng sài đất

 
Như đã nói ở trên, cây sài đất dễ dàng bị nhầm lẫn với các loại cây khác nên cần đặc biệt chú ý phân biệt để sử dụng đúng cây, tránh gây các tác dụng không mong muốn khi sử dụng sai vị thuốc. Do đây là loại cây có tính hàn nên cần thận trọng sử dụng cho những người bị huyết áp thấp để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.
 
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, mặc dù có trường hợp chữa khỏi bệnh nhờ tác dụng sài đất, nhưng vẫn có nhiều người không thấy hiệu quả. Vì vậy, trước khi dùng sài đất chữa bệnh bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để dùng chính xác và đúng cách hơn, nhằm mang lại hiệu quả như mong muốn.
 
 
 
Nguyễn Dung (t/h)