Những thảo dược bổ não giúp đẩy lùi chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh

Nhiều người đánh giá rất cao việc chữa suy nhược thần kinh bằng cây thuốc nam. Vì những loại cây này khá dễ kiếm, lại giúp an thần, tĩnh khí, ổn định thần kinh hiệu quả.
Suy nhược thần kinh là bệnh tâm căn, xảy ra do nguyên nhân tâm lý hoặc có liên quan đến những chấn thương tâm lý (stress). Các tổn thương do chấn thương sọ não, vữa xơ động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh kéo dài, lao động trí óc cường độ cao… đều có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.
 
Dieu-tri-suy-nhuoc-than-kinh-bang-cay-thuoc-nam

Suy nhược thần kinh là một hội chứng rối loạn thần kinh chức năng, do rối loạn chức năng vỏ não và một số vùng dưới vỏ não gây nên. Rối loạn thần kinh chức năng gồm nhiều hội chứng bệnh lý như rối loạn lo âu và ám ảnh, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly. Hội chứng suy nhược thần kinh có thể xảy ra sau các bệnh chấn thương sọ não, vữa xơ động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não, nhiễm khuẩn, căng thẳng tâm lý như mất người thân, mất của đột ngột, mâu thuẫn kéo dài trong gia đình, cơ quan, tham vọng không thành, lao động trí óc căng thẳng kéo dài.
 

Thuốc Nam trị bệnh suy nhược thần kinh

 
Trong chữa trị bệnh suy nhược thần kinh, các bài thuốc Nam được đánh giá cao bởi tính an toàn và chi phí rẻ. Dưới đây là một số cây thuốc được ứng dụng để điều trị căn bệnh này hiệu quả nhất.
 

Cây lạc tiên

 
Dieu-tri-suy-nhuoc-than-kinh-bang-cay-thuoc-nam
 
Lạc tiên là bài thuốc dưỡng tâm, an thần phổ biến được dùng trong hầu hết các bài thuốc chữa mất ngủ của Đông y. Lạc tiên có thể dùng với nhiều phương pháp khác nhau, có người lấy để nấu canh, cũng có người lấy lạc tiên phơi khô để hãm nước uống như chè. Bất kể ăn hay uống trà lạc tiên đều có tác dụng giảm bớt chứng mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp. Cũng có thể sử dụng lạc tiên với những loại thảo dược hỗ trợ mất ngủ khác như tâm sen, lá vông hay dâu tằm… sắc lên uống, giúp chữa bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả.
 

Cây trinh nữ

 
Dieu-tri-suy-nhuoc-than-kinh-bang-cay-thuoc-nam
 
Trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh và chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
 
Cách dùng: Mỗi lần lấy khoảng 20 lá cây trinh nữ khô hoặc tươi, cho vào 100ml nước sắc lên tầm 5-10 phút, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
 

Cây mã đề

 
Dieu-tri-suy-nhuoc-than-kinh-bang-cay-thuoc-nam
 
Cây mã đề có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Cây mã đề nước nếu dùng kết hợp với các vị thuốc khác sẽ giúp an thần, giảm suy nhược, chữa rối loạn thần kinh, mất ngủ vô cùng hiệu quả.
 
cách dùng: Mã đề 20g, Sinh địa 15g, Hoài sơn 12g, Táo nhân 10g, Rễ cỏ tranh 10,Liên nhục 14g, Đan bì 18g, Trạch tả 12g, Ngân hoa 10g, Cam thảo 8g, Khởi tử 10g, Chi tử 14g, Sài hồ 12g. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm và nấu chung với 1,5 lít nước cho tới khi còn 300ml thì nhắc xuống và để nguội, dùng để uống trong ngày thay cho nước lọc hoặc trà. Bài thuốc này dùng rất tốt cho người bị suy nhược thần kinh, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, nóng sốt, tinh thần mệt mỏi, khó ngủ, tai ù, đau lưng…
 

Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh từ cây thạch hộc

 
Dieu-tri-suy-nhuoc-than-kinh-bang-cay-thuoc-nam
 
Thạch hộc còn có tên gọi khác là kẹp thảo, hoàng thảo dẹt, kim thoa hoàng thảo. Vị thuốc này được dùng từ thân cành của cây được thu hái về, bỏ rỗ và lá, rửa sạch, ngâm nước ủ cho mềm, bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài rồi phơi và sấy khô.
 
Theo Đông y, vị thuốc này có vị ngọt nhạt, hơi mặn, không độc có tác dụng thanh nhiệt. chỉ khát dùng để chữa trị rất tốt cho các trường hợp người gầy yếu, sốt nóng, nóng trong, suy nhược thần kinh, mất ngủ, đau đầu, hoa mắt…
 
Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh từ cây thạch hộc như sau: Thạch hộc, kỷ tử, sa sâm, mạch môn, hạ khô thảo, mẫu lệ mỗi vị 12g; câu đằng 16g; địa cốt bì, trạch tả, táo nhân, cúc hoa, mỗi vị 8g. Tất cả tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
 

Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh từ cây lục lạc ba lá

 
Dieu-tri-suy-nhuoc-than-kinh-bang-cay-thuoc-nam
 
Cây lục lạc ba lá còn được gọi với những cái tên là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân,… Cây mọc hoang ở nhiều nơi, được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh phổ biến trong dân gian. Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh.
 
Tất cả các bộ phận của cây là thân, lá, rễ, hạt cây đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu; rễ có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giúp trợ tiêu hóa; hạt cây phơi khô dùng để chữa suy nhược thần kinh rất tốt. Trong dân gian, người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, tiểu són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.
 
Để chữa suy nhược thần kinh bằng cây lục lạ ba lá, dùng bài thuốc như sau:
 
Nguyên liệu: hạt cây lục lạc ba lá (sao vàng), lá lạc tiên mỗi thứ 20g; hạt muồng muồng (quyết minh tử) sao vàng, long nhãn mỗi thứ 12g.
 
Cách dùng: Tất cả các vị thuốc sắc uống ngày 1 thang, chia ra làm 2 – 3 lần uống. Bài thuốc này cũng có tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất tốt.
 

Hợp hoan bì – thuốc quý chữa suy nhược thần kinh

 
Dieu-tri-suy-nhuoc-than-kinh-bang-cay-thuoc-nam
 
Hợp hoan bì là một vị thuốc quý được dùng để điều trị chứng suy nhược thần kinh trong Đông y. Vị thuốc này chính là vỏ khô của cây Hợp hoan (Còn gọi là mai dương, cây lụa…), giúp giảm căng thẳng, làm tinh thần vui vẻ nên có tên là hợp hoan.
 
Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Được dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, trầm cảm, mất ngủ…
 
Trong dân gian, để chữa hiệu quả chứng bất an, mất ngủ, do suy nhược thần kinh, người ta thường lấy 15g hợp hoan bì đem sắc kèm với bá tử nhân, táo nhân mỗi loại 10g và uống để cho kết quả tốt nhất.
 

Lưu ý khi sử dụng thuốc Nam trị suy nhược thần kinh

 

Sử dụng cây thuốc Nam chữa suy nhược thần kinh cần phải rất kiên trì, sử dụng lâu dài.
 
Dược tính trong các loại thảo dược có thể sẽ bị giảm bớt trong quá trình đun, sắc vì vậy cần tìm cách chế biến, đun sắc phù hợp để không ảnh hưởng đến hiệu quả của cây thuốc.
 
Khi lựa chọn phương pháp mua các loại thảo dược khô, cần kiểm tra thật kỹ tránh trường hợp mua phải các loại cây bị trộn lẫn, mua nhầm loại cây hoặc các loại thảo dược có sử dụng chất kích thích hoặc chất bảo quản.
 
Cần xác định rõ người bệnh có bị dị ứng với thành phần nào của cây thuốc Nam hay không trước khi sử dụng, tránh những biến chứng không đáng có.
 
Sử dụng cây thuốc Nam một cách đơn lẻ chỉ giải quyết được triệu chứng của bệnh nhờ thành phần an thần có trong loại dược liệu đó. Tuy nhiên suy nhược thần kinh là bệnh hỗn hợp và theo quan điểm Đông y, căn nguyên của nó là những tổn thương ngũ tạng do các tác nhân tâm lý gây nên. Bởi vậy nếu bệnh nặng và mạn tính, tốt nhất người bệnh nên tìm tới sự hỗ trợ của thầy thuốc.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)